Mới đây TAND huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) đã tổ chức phiên tòa xét xử lưu động hai vụ án hình sự sơ thẩm, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến với người dân.
Do ảnh hưởng của mưa bão thời gian qua, trên địa bàn huyện Mường Lát có mưa lớn kéo dài, nguy cơ sạt lở đe dọa trực tiếp đến 55 hộ, trên 300 nhân khẩu tại bản Ún, xã Mường Lý. Chính quyền địa phương đã phải di dời khẩn cấp các hộ dân đến nơi an toàn.
Xác định giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, huyện Mường Lát đã tranh thủ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, của tỉnh để xây dựng nhiều mô hình sinh kế, góp phần thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống của bà con Nhân dân.
Nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Hồng, Chủ nhiệm Quỹ Kết nối yêu thương - Lan tỏa nhân ái (TP Thanh Hóa), tận tâm giúp đỡ trẻ em và những người có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều dự án, chương trình thiện nguyện được chị Hồng và gia đình đồng lòng thực hiện với mong ước mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhiều người.
Vợ trở dạ, theo phong tục của người Mông, anh Mua Mí Pó, 25 tuổi, người dân tộc Mông ở xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, đã để vợ ở nhà tự sinh con. Thai nhi ngôi ngược, cả hai mẹ con rơi vào tình trạng nguy kịch.
Những năm qua, do chưa có điện lưới, nước sinh hoạt, sản xuất lại manh mún, nhỏ lẻ, trình độ dân trí thấp... cuộc sống bà con đồng bào Mông bản Trung Thắng, xã Mường Lý (Mường Lát) gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, số 4 trên địa bàn huyện Mường Lát xảy ra mưa lớn kéo dài, xuất hiện vết nứt lớn (dài 152m, rộng 50cm, đã sụt so với mặt bằng từ 1-25m), nguy cơ sạt lở cao tại bản Ún, xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Bản Ún có 124 hộ/804 nhân khẩu, trong đó có 55 hộ/331 nhân khẩu nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao, phải di dời đến nơi an toàn.
Để tránh sạt lở gây thảm họa, việc tiên quyết là di dân, tái định cư. Tuy nhiên, việc triển khai chính sách này còn chậm, nhiều vướng mắc
Sau khi phát hiện quả đồi Na Khà ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa) bị nứt toác, lực lượng chức năng đã khẩn trương di dời 21 hộ dân sống trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, mực nước lũ ở các sông lên cao đã gây ngập lụt, sạt lở, thiệt hại ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Hiện các địa phương đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ, đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng cho người dân.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, chiều 23/9, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại các huyện miền núi.
Hàng nghìn người dân ở Mường Lát (Thanh Hóa) phải sơ tán, nhiều tuyến đường bị chia cắt bởi sạt lở đất đá do mưa lũ.
Do nước từ thượng nguồn đổ về gây sạt lở đất, chia cắt đường giao thông, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã phải di dời 440 hộ/1.940 nhân khẩu tới nơi an toàn, tránh sạt lở, lũ quét
Quả đồi phía sau khu ký túc xá đang có biểu hiện sạt lở, đe dọa sự an nguy của học sinh Trường PTDTBT-THCS Mường Lý (Mường Lát, Thanh Hóa).
Tối 22/9, thông tin từ UBND huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) cho biết, mưa lớn hai ngày qua đã làm sạt lở, ngập lụt nhiều đoạn trên quốc lộ 15C. Đây là con đường nối huyện Quan Hóa, các huyện miền xuôi với huyện vùng cao Mường Lát, khiến cho huyện Mường Lát đã bị cô lập.
Do mưa lớn kéo dài, nước trên thượng nguồn đổ về gây sạt lở, ngập lụt nhiều đoạn trên quốc lộ 15C, chia cắt huyện Quan Hóa, các huyện miền xuôi với huyện vùng cao Mường Lát (Thanh Hóa).
Mưa liên tiếp những ngày qua gây sạt lở một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Riêng Quốc lộ 15 lên huyện biên giới Mường Lát sạt lở nhiều điểm, gây ách tắc, chia cắt giao thông.
Trong các ngày 21 đến 22/9, trên địa bàn các huyện miền núi xảy ra mưa lớn gây sạt lở, ngập lụt khiến nhiều tuyến giao thông tạm thời chia cắt.
Đến ngày 10/9, các lực lượng đã hỗ trợ người dân huyện Mường Lát khắc phục được khoảng 70% công trình nhà ở bị tốc mái, hư hỏng do ảnh hưởng của bão số 3.
Trên tuyến QL15C qua xã Pù Nhi, huyện Mường Lát (Thanh Hóa), mặt đường bị sụt lún nghiêm trọng.
Do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, nhiều huyện miền núi ở Thanh Hóa đã có mưa lớn kéo dài, gây ra tình trạng sạt lở đất, nứt gãy đường giao thông.
Đoạn tuyến từ Km88+750-Km88+810/QL.15C, thuộc địa phận xã Pù Nhi, huyện Mường Lát hiện đã bị sụt lún 2/3 mặt đường (phía phải tuyến), chiều sâu khoảng 3m với chiều dài khoảng 60m.
Bão số 3 gây mưa lớn tại Thanh Hóa những ngày qua, khiến mực nước các sông lớn tại địa phương này đang dâng cao. Vì vậy, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã phát báo động, triển khai các phương án ứng phó...
Do ảnh hưởng của bão số 3, trong đêm 7/9 đến sáng ngày 8/9, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra mưa to trên diện rộng, khiến mực nước ở nhiều sông dâng cao.
Do ảnh hưởng của bão số 3, tính đến ngày 7/9 các tuyến Quốc lộ (QL) trên địa bàn tỉnh được giao quản lý xảy ra một số điểm nứt taluy dương và sạt lở taluy âm.
Mưa lớn khiến tuyến Quốc lộ 15, 15C và 16 qua các huyện biên giới tỉnh Thanh Hóa bị sạt lở, nứt mái taluy.
Do ảnh hưởng của mưa bão số 3, các tuyến quốc lộ 15, 15C và 16 qua các huyện biên giới Thanh Hóa bị sạt lở, nứt ta luy.
Phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) của Đồn Biên phòng Pù Nhi (đóng trên địa bàn huyện Mường Lát) luôn được giữ vững và trở thành động lực giúp cán bộ, chiến sĩ đơn vị nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức tự lực, tự cường, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới.
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong đồng bào DTTS tại tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực song vẫn cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành để tiến tới xóa bỏ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống một cách bền vững.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang ban hành Quyết định số 3551/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân bản Trung Thắng, xã Mường Lý, huyện Mường Lát.
Mưa lớn nhiều ngày đã khiến nhiều tuyến quốc lộ trên địa bàn Thanh Hóa bị sạt lở, gây tắc đường.
Ngay sau khi ghi nhận nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra, Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị liên quan và nhà thầu bảo dưỡng thường xuyên khắc phục ngay hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc giao thông.
Theo Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh, đến 13 giờ ngày 26/8 các đơn vị chức năng đã huy động nhân lực, phương tiện giải tỏa các vị trí sạt lở bảo đảm giao thông thông suốt lên huyện Mường Lát và ngược lại.
Không chỉ kết nối, mở hướng giao thương, buôn bán thuận lợi, những cây cầu dân sinh đã và đang được xây dựng, đi vào hoạt động nối liền đôi bờ sông Mã ở huyện vùng cao biên giới Mường Lát còn tạo điều kiện thuận lợi kết nối vùng miền, đảm bảo an toàn cho người dân, tạo sự thông suốt để phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế, hướng đến xóa đói, giảm nghèo.
Mưa lớn đã khiến nhiều đoạn tuyến giao thông ở huyện miền núi Thanh Hóa bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng.
'Hôm nay, tôi mới cân được 52kg đấy bác sĩ ạ', câu nói ngắn gọn chứa đựng niềm vui của chị Ngân Thị Tình*, người dân tộc Thái, ở xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Cách đây 13 năm, khi hay tin mình mắc căn bệnh thế kỷ AIDS, chị Tình đã suy sụp đến mức chỉ còn 32kg.
Sáng 15/8, theo thông tin từ Sở Giao thông - Vận tải, trong những ngày qua trên địa bàn các huyện miền núi xảy ra mưa lớn khiến nhiều tuyến giao thông bị sạt lở nghiêm trọng.
Sau gần 3 năm thực hiện Phương án nghiệp vụ số 02 của Bộ Công an và Phương án nghiệp vụ 3631 của Cục CSĐT tội phạm về ma túy, về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy trên tuyến Tây Bắc, công tác phòng, chống ma túy trên tuyến có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tình hình tội phạm ma túy trên tuyến đã cải thiện tốt, giảm đi nhiều.
Chiều 9/8, Công đoàn Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng.
Nhiều năm qua, Tà Cóm - bản người Mông thuộc xã Trung Lý, huyện vùng biên Mường Lát (Thanh Hóa) sống trong cảnh khó khăn do địa hình chia cắt, giao thông chưa được đầu tư. Làm sao để thoát nghèo vẫn là câu hỏi khó đối với chính quyền và người dân nơi đây.
Bảo vệ bình yên cho Nhân dân trong thời bình, nhưng máu của các chiến sĩ công an vẫn đổ. Hành động 'quên thân' của lớp lớp thế hệ đi trước được các chiến sĩ công an trẻ khắc ghi bằng những chiến công, sáng ngời những cuộc đời ý nghĩa.
Thực hiện phương châm '3 bám, 4 cùng' (bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương; chính sách và cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng đồng bào), Đồn Biên phòng Pù Nhi (Mường Lát) đã cụ thể hóa thành chủ trương nghị quyết, đưa cán bộ, chiến sĩ xuống giúp Nhân dân địa phương thu hoạch lúa mùa, hướng dẫn các kỹ thuật canh tác, cải tạo vườn tạp, trồng cây có giá trị kinh tế và năng suất cao.
Mảnh đất vùng cao xứ Thanh đã lôi cuốn biết bao du khách bởi sự kỳ vĩ của thiên nhiên, vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống hàng ngày của người dân và cả nét hồn nhiên, ngây thơ của những đứa trẻ nơi đây.
Nhiều năm nay, hàng trăm nhân khẩu tại bản Sa Lung, xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đang chịu cảnh ở không được, đi cũng chẳng xong vì một dự án tái định cư chậm tiến độ.
Ngoài nhiệm vụ cao cả bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới quốc gia, các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng huyện Mường Lát còn là những người 'cha đỡ đầu' cho trẻ mồ côi, yếu thế...
Đồn Biên phòng (ĐBP) Pù Nhi (đóng trên địa bàn huyện Mường Lát) được giao nhiệm vụ quản lý và bảo vệ đoạn biên giới dài 21,839km với 8 mốc quốc giới; địa bàn đơn vị quản lý 2 xã biên giới là Pù Nhi, Nhi Sơn và 1 xã nội địa là Mường Lý, trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm 75%. Trước yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới và tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân khu vực biên giới, Đảng ủy, Ban Chỉ huy ĐBP Pù Nhi đã phối hợp với các lực lượng chức năng xây dựng kế hoạch tuyên truyền để đưa pháp luật tới Nhân dân một cách hiệu quả.
6 tháng đầu năm 2024, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy (TNMT) trên địa bàn tỉnh dù còn tiềm ẩn phức tạp, song đã cơ bản được kiểm soát. Trên địa bàn tỉnh không còn đường dây mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn. Lực lượng chức năng đã tập trung đấu tranh triệt phá các điểm mua bán lẻ trái phép chất ma túy, thực hiện hiệu quả việc chặt cung, chặt cầu, kiềm chế không để ma túy thẩm lậu vào địa bàn tỉnh...
Do đặc thù khí hậu không thuận lợi, đất đai khô cằn, lại chưa có điện lưới phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bao đời nay, cuộc sống đồng bào Mông bản Xa Lung, xã Mường Lý (Mường Lát) gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao.
Tuyến y tế cơ sở luôn giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân. Thế nhưng, nhiều trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mường Lát lại gặp rất nhiều khó khăn từ nguồn nhân lực, trang thiết bị vật tư, y tế... trở thành 'rào cản' trên hành trình đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.
Chiều 1/7, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa gồm các đại biểu: Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Cao Mạnh Linh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đã tiếp xúc cử tri huyện Mường Lát sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Từ một cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone năm 2011, đến nay sau 13 năm, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai điều trị Methadone tại 28 cơ sở và 11 điểm cấp phát thuốc ở 25 huyện, thị xã, thành phố. Đây là cơ hội cho những người muốn rời xa ma túy, làm lại cuộc đời.
Là huyện vùng biên có địa hình, địa bàn chia cắt còn nhiều khó khăn, việc đầu tư hạ tầng giao thông kết nối giữa các xã, bản có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, giao thương mà còn là tiền đề để người dân huyện Mường Lát kỳ vọng về một tương lai no ấm!