Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà hát Múa rối Việt Nam tổ chức hai chương trình nghệ thuật đặc sắc là 'Khúc đồng dao' và 'Âm vang đồng quê'.
Hòa chung không khí mừng 50 năm thống nhất đất nước, các chương trình nghệ thuật diễn ra trên khắp cả nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc qua nhiều loại hình nghệ thuật phong phú, từ nhạc kịch, ca nhạc, múa rối đến xiếc và tuồng.
Nghệ thuật truyền thống Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng, gồm nhiều loại hình: Sân khấu, âm nhạc, múa, mỹ thuật. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện đại, những giá trị di sản ấy được gìn giữ, phát huy sao cho hiệu quả, đến được với công chúng, đặc biệt là giới trẻ, là vấn đề cần được quan tâm.
Múa Tắc Xình của người Sán Chay và Múa rối cạn của người Tày là hai loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian ở Thái Nguyên.
Những năm gần đây, các đơn vị nghệ thuật kịch hát dân tộc như tuồng, chèo, cải lương, ca kịch chuyên nghiệp cả nước không chỉ gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiếp cận khán giả mà còn phải đối mặt với sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực kế cận. Thực tế, tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, một số ngành đào tạo đã rơi vào tình trạng không tìm được người học...
Đại biểu thanh niên Trung Quốc đã tham gia trải nghiệm chợ quê và tìm hiểu văn hóa Việt Nam qua show diễn thực cảnh 'Tinh hoa Bắc Bộ' tại Quốc Oai (Hà Nội).
Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 20 km, giữa không gian linh thiêng của chùa Thầy, múa rối nước vẫn sống động như thuở ban đầu - chân thật, gần gũi và đầy chất thơ dân gian.
Cuộc thi hoa hậu biển Việt Nam toàn cầu 2025 dự kiến tổ chức từ ngày 23/5 - 7/6 tại Hạ Long cùng hơn 24 sự kiện kích cầu du lịch tầm cỡ quốc tế và quốc gia.
Trong hai ngày 6-7/4 (tức ngày 9-10/3 âm lịch) tại Sân khấu thủy đình, hồ Khuôn Muồi, Khu di tích lịch sử Đền Hùng diễn ra chương trình biểu diễn múa rối nước phục vụ nhân dân về dự Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.
Làng Đào Thục (Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội) từ lâu đã được biết đến với truyền thống lưu giữ nghệ thuật trình diễn dân gian múa rối nước.
Ngày 3/4, Công chúa Nhật Bản Takamado đã trồng cây hoa anh đào kỷ niệm trong khuôn viên Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo.
Trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa, xây dựng các sản phẩm, thương hiệu văn hóa có chất lượng và năng lực cạnh tranh toàn cầu là nhiệm vụ rất quan trọng.
Ngày 2/4, Đoàn Nghệ thuật tỉnh trình diễn nghệ thuật dân gian, múa rối cạn phục vụ các tour du lịch tại Nhà đón tiếp khách du lịch và biểu diễn nghệ thuật (Khu di tích lịch sử Đền Hùng). Đây là một trong chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phục vụ Giỗ tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.
Miệt mài lấy nghề chính nuôi nghề phụ, Nghệ nhân Ưu tú Phạm Công Bằng vẫn ngày ngày đau đáu việc giữ gìn di sản, nghệ thuật múa rối cạn Tế Tiêu, một trong những niềm tự hào của huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Nghi lễ hát rối chùa Đại Bi không dừng ở nghệ thuật múa rối giải trí mà đã được nâng lên tầm mức của nghệ thuật hầu Thánh.
Nghệ sĩ Nguyễn Thúy Lan 20 năm ngâm mình dưới nước, chịu đựng bệnh tật, từng từ bỏ rồi quay lại với múa rối nước.
Từ những góc làng nhỏ, múa rối nước ra đời và lớn lên, mang theo hơi thở của văn hóa dân gian Việt Nam. Đằng sau những vở diễn sống động là bàn tay khéo léo và trái tim yêu nghề của những người lặng lẽ thổi hồn vào từng con rối, giữ gìn nét đẹp truyền thống qua bao thăng trầm.
Giữa dòng chảy của thời đại số, loại hình nghệ thuật rối cạn dần bị lãng quên. Nhưng với khát vọng gìn giữ và lan tỏa giá trị truyền thống, rối cạn Tế Tiêu đang từng bước tiến lại gần hơn với thế hệ trẻ.
Với đặc trưng là loại hình nghệ thuật đặc biệt chép sử bằng hình ảnh - nhiếp ảnh đã, đang là một trong những công cụ tuyên truyền đắc lực, quảng bá hình ảnh Việt Nam cho công chúng trong và ngoài nước, đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân, cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.
Theo Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, vở xiếc 'Vùng đất kỳ bí' đã trở thành hiện tượng đặc biệt tại TPHCM, mang lại trải nghiệm mới mẻ cho người yêu xiếc của thành phố và du khách.
Ra mắt từ dịp Tết Nguyên đán, vở xiếc 'Vùng đất kỳ bí' đã liên tục 'cháy vé', được xem như hiện tượng trỗi dậy của xiếc TP.HCM, phải tăng suất diễn lên 6 buổi mỗi tuần.
NSƯT Bạch Quốc Khanh kể: 'Tôi đến gặp NGƯT Thanh Tuyết. Khi tôi hát thử, cô bảo: 'Ôi dồi ôi, hát như Tây hát chèo thế này không học được đâu'.
Ánh đèn sân khấu rực rỡ, tiếng vỗ tay cuồng nhiệt từ khán giả – đó là những gì công chúng nhìn thấy sau mỗi buổi biểu diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Việt Nam. Thế nhưng, ít ai biết rằng, phía sau những khoảnh khắc vinh quang ấy là cả một hành trình dài đầy gian nan, cùng sự hy sinh thầm lặng để gìn giữ và phát huy nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 6-8/3/2025 (tức ngày 7-9/2 năm Ất Tỵ).
Ngày 6/3, Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2025 chính thức diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách về dự.
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2025 sẽ được tổ chức trong 3 ngày từ mùng 6 đến mùng 8 tháng 3 năm 2025 (tức ngày 7, 8 và 9 tháng 2 năm Ất Tỵ) tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
Trang báo chuyên về khoa học công nghệ, thể thao, văn hóa, nghệ thuật có trụ sở tại Texas, Mỹ mới đây có bài viết nhận định, Truyện Kiều là một trong những viên ngọc về văn hóa của Việt Nam đang trở nên phổ biến hơn trên toàn cầu.
Vở xiếc Vùng đất kỳ bí (Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam thực hiện) đã lập một kỷ lục cho nghệ thuật xiếc thành phố dịp đầu năm 2025: Toàn bộ suất diễn từ Tết Ất Tỵ đến ngày 23-3 đều bán hết vé. Báo SGGP đã có những trao đổi với đạo diễn - NSƯT Lê Ích Diễn, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, về triển vọng phát triển của nghệ thuật xiếc ở TPHCM trong thời gian tới.
Vừa qua, Nhà hát Múa rối Việt Nam vinh dự phối hợp dàn nhạc dân tộc 'Sức sống mới' để mang đến những tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, phục vụ hai sự kiện đối ngoại quan trọng thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước bạn.
Không như những môn nghệ thuật khác, nghệ sĩ được thăng hoa dưới ánh đèn sân khấu, với nghề múa rối nước, các nghệ sĩ phải ẩn mình sau tấm mành tre và hầu như chẳng ai biết đến tên. Thế nhưng họ vẫn miệt mài giữ gìn nét văn hóa đậm đà bản sắc này. Nghệ sĩ Thúy Lan (Nhà hát Múa rối Việt Nam) chia sẻ với PNVN về những trăn trở trong nghề.
Nhà hát À Ơi tại Thị trấn Hoàng Hôn, Phú Quốc là nhà hát múa rối bên biển đầu tiên tại Việt Nam và mỗi show diễn thu hút hàng nghìn khán giả trong nước, quốc tế. Phía sau công trình đặc biệt này là bao câu chuyện xúc động.
Vở xiếc 'Vùng đất kỳ bí' được trình diễn tại Rạp xiếc Công viên Gia Định (TP Hồ Chí Minh) đang tạo nên cơn sốt vé và liên tục bị 'cháy' từ Tết Nguyên đán đến nay. Để phục vụ nhu cầu của người dân, Nhà hát nghệ thuật Phương Nam đã phải mở thêm các suất diễn đến hết tháng 3 những cũng đã sớm hết vé.
Với mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, ngành nghệ thuật biểu diễn đang đứng trước cơ hội lớn để khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo. Từ những concert hoành tráng cho đến các sự kiện văn hóa đột phá, công nghiệp biểu diễn nội địa đang cho thấy sức mạnh tiềm tàng.
Ngoài việc nổi tiếng trên mạng xã hội, vở xiếc 'Vùng đất kỳ bí' thành công còn nhớ yếu tố về kịch bản, diễn xuất và sự đầu tư các yếu tố kỹ thuật để thu hút được khán giả.
Nghệ thuật múa rối nước từ ngàn xưa đã trở thành di sản văn hóa dân tộc, vừa mang đến những màn biểu diễn thú vị, vừa là phương tiện để truyền tải những câu chuyện, huyền tích với sự tài hoa và sáng tạo không ngừng của các nghệ sĩ. Trong nhịp sống hiện đại, rối nước đang phát triển ở mức nào, có hòa nhịp, đáp ứng nhu cầu của công chúng hay không... là trăn trở thường trực.
Những năm gần đây, múa rối nước không chỉ hấp dẫn người xem trong nước mà còn chinh phục được khán giả quốc tế. Trong bối cảnh hiện đại, khi nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, giải trí ngày càng đa dạng, việc làm mới nghệ thuật múa rối nước đã đặt ra thách thức không nhỏ. Thời Nay đã có cuộc trò chuyện cùng NSND Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam.
Một cậu bé 10 tuổi ở Australia đã có một cuộc sống thoát chết kỳ diệu sau khi bị con dao bít tết đâm vào lưng trong một tai nạn bất ngờ. May thay, nhờ '1 milimet khác biệt', cậu bé đã tránh được tình trạng liệt nửa người.
Từ ngày 14 đến 16-3, các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ có chương trình biểu diễn chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội, tại trung tâm một số quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Ngày 18-2, huyện Mỹ Đức họp chỉ đạo triển khai 'Tuần lễ văn hóa - du lịch' Lễ hội chùa Hương năm 2025. Sự kiện diễn ra từ ngày 12-3 đến ngày 18-3 tới đây.
Trong dịp Tết Ất Tỵ và trong suốt tháng Giêng, Đoàn Nghệ thuật Múa rối Hải Phòng và Đoàn Chèo Hải Phòng tổ chức nhiều buổi biểu diễn ở các quận, huyện tại thành phố.
Trong không gian cổ kính của ngôi chùa Đại Bi ở thị trấn Nam Giang, Nam Trực, Nam Định, nghệ thuật múa rối chầu Thánh (Ổi Lỗi) đã được sáng tạo, phát triển qua hàng trăm năm. Với những giá trị văn hóa, lịch sử và tâm linh, nghệ thuật này vẫn được lưu truyền, là nghi lễ đặc trưng, quan trọng nhất trong lễ hội chùa Đại Bi mỗi khi Tết đến xuân về.
Mùa Tết Ất Tỵ này, nhiều bạn trẻ chọn cách du xuân tại rạp xiếc. Một trải nghiệm mới mẻ nhưng 'đáng đồng tiền' và tiếp tục là điểm đến thú vị trong dịp Valentine sắp tới.
Xuân 2025, làng du lịch cộng đồng Yên Đức, thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đón năm mới trong diện mạo tươi sáng và tràn đầy hy vọng. Sau bão số 3, Yên Đức thiệt hại nặng nề nhưng người dân nơi đây đã chủ động, nỗ lực khắc phục khó khăn để đón khách dịp đầu năm mới 2025.
Sáng 3.2 (tức mùng 6 Tết), Lễ hội chùa Hương xuân Ất Tỵ 2025 (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chính thức khai mạc với chủ đề 'Lễ hội chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt'.
Diễn ra từ ngày 1 đến 5-2-2025, nhằm mùng 4 đến mùng 8 Tết Ất Tỵ, lễ hội chùa Keo tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến chiêm bái, dâng hương, hòa vào không khí lễ hội truyền thống.
Ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ khai hội chùa Hương 2025 với chủ đề 'Lễ hội chùa Hương điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt' chính thức diễn ra.
Du khách được cung cấp miễn phí nước uống, ô che nắng, mưa, thưởng thức các tiết mục múa rối, chèo, cồng chiêng... khi về Lễ hội du lịch chùa Hương năm 2025. Đó là những nét mới trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội chùa Hương năm 2025.
Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, đông đảo người dân và du khách đã tới các điểm tham quan và di tích lịch sử tại TP Hà Nội để chiêm ngưỡng cảnh đẹp, tham gia các hoạt động văn hóa, góp phần tạo nên không khí Tết cổ truyền ý nghĩa. Thời tiết thuận lợi cũng là yếu tố giúp các điểm đến thu hút thêm nhiều du khách.