Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) giúp đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, người dân trong tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ. Để bảo vệ quyền SHTT hiệu quả, hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh đã từng bước được thực hiện, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, góp phần đưa SHTT trở thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.
Chủ sở hữu nhãn hiệu chưa được công nhận nổi tiếng khó phản đối thành công các nhãn hiệu có hình thức trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn chỉ vì không có nhóm hàng hóa trùng hoặc tương tự. Tuy nhiên, trong thực tế người tiêu dùng vẫn có thể bị nhầm lẫn thương hiệu.
Thông qua công tác nắm tình hình, kiểm tra, kiểm soát hàng hóa sản xuất, lưu thông trên thị trường thời gian qua, các lực lượng chức năng trong tỉnh đã kịp thời phát hiện, xử lý đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Qua đó không chỉ góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà còn giúp doanh nghiệp ngăn chặn những hành vi gian lận của các chủ thể khác và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Việc sao chép tác phẩm với mục đích thể hiện sự tưởng nhớ tác giả không còn phù hợp trong thời đại của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT).
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông dẫn đến việc bảo vệ sở hữu trí tuệ (SHTT) đang đối mặt với nhiều thách thức mới.
Doanh nghiệp sẽ phải chia sẻ bí mật kinh doanh trong giai đoạn thẩm định mua bán và sáp nhập (M&A), điều này có thể gây nguy hiểm nếu mô hình kinh doanh phụ thuộc lớn vào bí quyết công nghệ. Vậy làm thế nào để bảo vệ tài sản trí tuệ trong quá trình đàm phán?
Doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm từ vụ xung đột nhãn hiệu nổi tiếng giữa TikTok và Tiki tại Singapore để bảo vệ nhãn hiệu của mình một cách hiệu quả.
Ngày 20/8, tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN đã diễn ra Tọa đàm khoa học: 'Những vấn đề đương đại trong bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ'.
Sáng 20/8, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và kiểm định, kiểm nghiệm (Sở Khoa học và công nghệ) đã tổ chức hội nghị tập huấn về sở hữu trí tuệ (SHTT) và nhãn hiệu tập thể (NHTT) cho 40 người là cán bộ địa phương, lãnh đạo Hội, các hộ sản xuất và kinh doanh sản phẩm nón lá An Khoái – Văn Quán xã Liêm Sơn (Thanh Liêm).
Trong bối cảnh tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT) đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với đổi mới và tăng trưởng kinh tế, như nhiều quốc gia trên thế giới, Quốc hội Việt Nam vừa thông qua quy định thành lập tòa án chuyên biệt về SHTT (tòa án SHTT) để giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp liên quan đến lĩnh vực này.
Ở một số quốc gia, khoa học mở đã được luật hóa. Ví dụ như ở Pháp có Luật về Cộng hòa số (2016)…
Nhiều hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đang đứng trước thách thức lớn của việc phải đổi mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả, như: Vấn đề tốc độ và chất lượng xử lý đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp; công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp; hiệu quả của hoạt động quản lý tài sản trí tuệ sau khi được bảo hộ...
Năm 2024, cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), đặc biệt là hành vi xâm phạm quyền SHTT trong môi trường kỹ thuật số.
AI tạo sinh đang chứng tỏ khả năng lấn sân sang một lĩnh vực vốn chỉ dành cho con người là sáng tạo văn học, nghệ thuật. Đối với các nghệ sĩ, nhà sáng tạo cũng thế, nếu như công nghệ mới tạo ra những đe dọa cho tương lai, thì cũng xuất hiện vô số những cơ hội mới để nắm bắt.
Theo TS Nguyễn Thái Cường, nên đăng ký đầy đủ các quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng có thể gây nhầm lẫn nhưng có khả năng dịch ra tiếng Việt…
ESG đang trở thành xu hướng tất yếu trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược ESG toàn diện. Trong đó, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một cách hiệu quả để doanh nghiệp hướng đến mục tiêu ESG.
Trong bài Quyền bảo toàn nguyên tác – khi ngôn từ hạn chế trên KTSG số 49-2023, phát hành tuần rồi, các tác giả đã đề cập đến những lúng túng trong việc thực thi quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm hay quyền bảo toàn nguyên tác. Để có góc nhìn thấu đáo hơn, các tác giả đã quay về ngọn nguồn của quy định, từ đó đưa ra những giải pháp khả dĩ về vấn đề này.
Ông Vũ Hoài Linh, Phó Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Đội 4), Cục Điều tra cống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết: Đến nay, vẫn chưa có vụ án nào bị xử lý hình sự liên quan đến sở hữu trí tuệ. Nguyên nhân là do Điều 192 của Bộ Luật hình sự (BLHS) chỉ áp dụng cho hành vi sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả, không áp dụng cho hàng giả về sở hữu trí tuệ.
Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thừa nhận tác giả có quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm của mình hay quyền bảo toàn nguyên tác nhưng nhìn từ góc độ người xét xử các vụ việc tranh chấp có liên quan, tòa án cũng gặp không ít lúng túng.
Theo ông Vũ Hoài Linh - Đội phó Đội Kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Đội 4), Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, công tác đấu tranh, xử lý hàng vi phạm sở hữu trí tuệ còn khá nhiều khó khăn, bất cập nên cần sớm có giải pháp tháo gỡ để nâng cao hiệu quả đấu tranh với loại tội phạm này.
Bên cạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thời gian qua đã đặc biệt chú trọng đến công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nhiều giải pháp mạnh đã được đơn vị triển khai nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm này.
Quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm là hai nhánh quyền hợp thành quyền tác giả. Trong khi quyền nhân thân bảo vệ cho các lợi ích tinh thần của tác giả thì quyền tài sản đảm bảo họ được hưởng các lợi ích vật chất thông qua việc khai thác tác phẩm. Bằng việc ghi nhận các quyền lợi này, pháp luật khuyến khích hoạt động sáng tạo, làm giàu kho trí thức chung của nhân loại.
Từ năm 2022 đến nay, lực lượng Hải quan Việt Nam đã xử lý gần 100 vụ việc liên quan đến vi phạm sở hữu trí tuệ. Trong đó có nhiều vụ việc được Cục Hải quan TP HCM và cơ quan trực thuộc phát hiện.
Sáng 27.10, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) phối hợp với Sở KH-CN TP.Cần Thơ tổ chức tập huấn 'Hướng dẫn đăng ký bảo hộ sáng chế lĩnh vực công nghệ thông tin thúc đẩy chuyển đổi số và tăng cường năng lực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4'.
Tổng cục Hải quan vừa tổ chức khóa tập huấn giới thiệu, hướng dẫn các quy định mới về thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu dành cho doanh nghiệp và cán bộ, công chức hải quan.
Các quy định liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ về bảo hộ bí mật kinh doanh là một bước tiến đáng kể để bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp.
Mới đây, việc nam ca sĩ Jack sử dụng hình ảnh của ngôi sao bóng đá người Argentina trong MV mới đã khiến cho cộng đồng mạng xôn xao. Bởi để có thể mời được một ngôi sao nổi tiếng thế giới xuất hiện trong một tác phẩm phim, ca nhạc, show diễn… là một việc vô cùng tốn kém cả về công sức lẫn tiền bạc.
Ngày 23/8, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN phối hợp với Văn phòng Luật sư Lê và Công ty Cổ phần VBS Capital tổ chức tọa đàm về định giá Tài sản trí tuệ (Value IP) và giới thiệu Phần mềm định giá tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT).
Tiến sĩ Ngô Anh Tín - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP.Cần Thơ cho rằng: 'Trong xu thế hội nhập, việc thực thi, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là tiền đề để các doanh nghiệp (DN), tổ chức, cá nhân kiểm soát các hoạt động kinh doanh và bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, từ đó mở ra hướng đi mới trong đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững'.
Hiện có tình trạng, những thương hiệu bệnh viện lớn bị sử dụng một cách ngang nhiên để đặt tên cho các cơ sở như: Thẩm mỹ Chợ Rẫy, Đa khoa Chợ Rẫy, Pasteur Clinic, Thẩm mỹ 175 Sài Gòn cơ sở 1... Điều này gây ảnh hưởng đến uy tín của các bệnh viện, kèm với đó là những hệ lụy khó lường đối với sức khỏe người dân, thậm chí là cả tính mạng của người sử dụng dịch vụ.
The Coffee House thay đổi nhận diện thương hiệu? The Coffee House có cửa hàng nhượng quyền? Đây là những câu hỏi mà trong hơn một năm qua, nhiều khách hàng của The Coffee House thốt lên khi đi ngang cửa hàng số 33 Ung Văn Khiêm, quận Bình Thạnh, TPHCM, nơi có hệ thống bảng hiệu rất lớn nổi bật lên dòng chữ 'The Coffee House' cùng nội thất khang trang không kém gì những cửa hàng The Coffee House (của Công ty Trà Cà phê Việt Nam).
Nếu như 'nhái' (theo nghĩa tạo ra một bản sao mà không được phép) là một hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thì ngược lại 'nhại' (theo nghĩa tạo ra một bản sao với mục đích chế giễu, gây cười) lại là một… ngoại lệ trong lĩnh vực này.
Trò chơi điện tử đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế áp đảo trong thị trường giải trí hiện nay. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần nắm được luật định của mỗi quốc gia liên quan tới trò chơi điện tử, để đảm bảo khai thác hiệu quả sản phẩm sáng tạo này của doanh nghiệp.
Cùng với việc ban hành Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến lĩnh vực SHTT, bảo hộ dữ liệu thử nghiệm dược phẩm, nông hoa phẩm...
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP.