Tỉnh tập trung quyết liệt các biện pháp, giải pháp trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt để cụ thể hóa lộ trình, thời gian thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.
Nhằm triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, cá nhân có hiệu quả, Bộ TN&MT đã tích cực, chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền; đôn đốc các địa phương triển khai phân loại bằng nhiều hình thức.
Xe máy là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính và các chất độc hại lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người; do đó, kiểm soát khí thải xe máy là một trong các bước tiến quan trọng trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia ở lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT).
Tăng cường phối hợp tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), nâng cao nhận thức, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động BVMT; kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm;... là những biện pháp được ngành chức năng, địa phương tỉnh Long An thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hạn chế tình trạng vi phạm, gây ô nhiễm, góp phần cải thiện môi trường, thu hút đầu tư, tạo động lực thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển.
Bộ GTVT khẳng định việc kiểm định khí thải xe máy sẽ thực hiện theo lộ trình do Thủ tướng Chính phủ quyết định, không phải bắt buộc từ 1-1-2025
Xác định tầm quan trọng của tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), thời gian qua, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị cũng như các địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Long An quan tâm cải thiện, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Từ đó, diện mạo nông thôn tại hầu hết các xã ngày càng đổi mới, xanh, sạch và đẹp hơn.
Để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), hoạt động kiểm toán đóng vai trò quan trọng nhằm đi sâu đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng tài chính công, từ đó chỉ ra những lỗ hổng của pháp luật và đưa ra những kiến nghị phù hợp, kịp thời.
Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022) nêu rõ, rác sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được phân thành 3 nhóm: Rác có khả năng tái sử dụng, tái chế; rác thực phẩm; rác sinh hoạt khác. Trong đó, từ ngày 31/12/2024, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải được phân loại tại nguồn. Nếu sau thời gian trên không thực hiện sẽ bị phạt tiền từ 500.000-1.000.000 đồng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường (BVMT) đối với sự phát triển bền vững của đất nước, với vai trò, trách nhiệm của cơ quan kiểm toán tối cao, Kiểm toán nhà nước (KTNN) luôn chủ động, tích cực nghiên cứu, định hướng phát triển bộ máy tổ chức để thực hiện kiểm toán môi trường (KTMT) chuyên nghiệp, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, việc bảo vệ môi trường (BVMT) được chính quyền các địa phương chú trọng. Sau triển khai, ý thức người dân chuyển biến rõ rệt, chấp hành tốt Luật BVMT, vận động mọi người tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp và an toàn.
Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong hoạt động khai thác khoáng sản được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, hướng đến phát triển kinh tế xanh và bền vững.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý về môi trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương chủ động nhận diện nguy cơ ô nhiễm, có giải pháp ứng phó kịp thời.
Ngày 6/11, Vụ Tổng hợp, Ủy ban Dân tộc tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường (BVMT) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cho 80 đại biểu là cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc cấp tỉnh, huyện, xã; trưởng thôn, bản; người có uy tín trong đồng bào DTTS; người DTTS trên địa bàn tỉnh. Tham đự có đồng chí Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Ô nhiễm môi trường vì rác thải nhựa đang là vấn đề bức thiết mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt, trong đó có Việt Nam. Vì thế, cần giảm thiểu và tái chế rác thải nhựa. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1,8 tấn rác thải nhựa, 90% trong số đó không được tái chế. Điều này là thách thức lớn đối với việc bảo vệ môi trường.
Bên cạnh tổ chức các biện pháp, giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường (BVMT), các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Long An còn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, nhất là những quy định mới, điểm mới của Luật BVMT năm 2020 đến các doanh nghiệp (DN). Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức đối với công tác BVMT, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hạn chế ô nhiễm.
Tiền Giang được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, di tích lịch sử văn hóa có giá trị và đang là địa bàn hấp dẫn về du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển văn hóa, thể thao, du lịch (VHTT&DL), bảo vệ môi trường (BVMT) trong lĩnh vực này đang là vấn đề cấp thiết. NHIỀU GIẢI PHÁP BVMT
'Không để khoảng trống pháp luật làm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể, doanh nghiệp liên quan', Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh nguyên tắc này tại buổi làm việc mới đây về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT).
Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024, Công ty Môi trường - TKVđã tổ chức tuyên truyền theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, có sức lan tỏa sâu rộng, đến nhận thức của người lao động.
Chiều 23/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với lãnh đạo, đại diện các Bộ TN&MT, Tài chính, Tư pháp nghe báo cáo rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT).
Nhiều giải pháp, biện pháp thiết thực, cụ thể, phù hợp với thực tế được các cấp, ngành, địa phương tổ chức triển khai, thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức, kêu gọi người dân, cộng đồng cùng chung tay hành động xây dựng, bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn.
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Tp.HCM đề nghị phương án xử lý đối với các phương tiện không đạt tiêu chuẩn về khí thải.
Xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành chưa bắt buộc kiểm định khí thải kể từ ngày 01/01/2025 (thời điểm Luật TTATGTĐB có hiệu lực), theo Bộ Giao thông vận tải.
Từ ngày 1/1/2025, xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành chưa bắt buộc kiểm định khí thải mà thực 2 hiện theo lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn, quy chuẩn khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam.
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, tuy nhiên, việc kiểm định khí thải đối với mô tô, xe máy đã qua sử dụng chưa thực hiện tại thời điểm này.
Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (PLRTSHTN) nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường; giảm thiểu lượng chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) ngay tại nguồn, giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Việc PLRTSHTN còn góp phần tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác, mang lại hiệu quả kinh tế.
Sở TN&MT kiến nghị Bộ TN&MT xem xét và có ý kiến hướng dẫn đối với các nhóm đối tượng 'hộ gia đình, cá nhân' không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý đối với chất thải nguy hại đã được phân loại riêng.
Huyện Đông Sơn xác định, đi liền với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ bảo vệ môi trường (BVMT) một cách bền vững. Từ nhận thức đó, cấp ủy, chính quyền huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc chung tay BVMT tại địa phương.
Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn là dịp lan tỏa các hoạt động cộng đồng vì môi trường nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT); đồng thời, kêu gọi các cá nhân, tập thể và cộng đồng chung tay có những hành động thiết thực để giảm bớt gánh nặng cho thiên nhiên và môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.
Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Quy định này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay. Tại tỉnh Phú Thọ, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt được quan tâm thực hiện, góp phần BVMT trên địa bàn. Tỉnh đang tích cực đẩy mạnh thực hiện phân loại rác tại nguồn, đảm bảo đúng lộ trình theo quy định của Luật BVMT năm 2020.
Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn do Australia khởi xướng, được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu từ năm 1993, tổ chức định kỳ vào tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm, với các hoạt động trọng tâm về bảo vệ môi trường (BVMT), phát triển bền vững. Tại Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng, từ nhiều năm các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn đã trở thành nền nếp.
EPR là cụm từ nói về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Trách nhiệm này đang được xem là mô hình hiệu quả để thực hiện kinh tế tuần hoàn (KTTH); trong đó vai trò doanh nghiệp được thể hiện rõ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hướng đến nền kinh tế xanh, sạch.
Đối với nhiều địa phương, môi trường là một trong những tiêu chí khó nhất trong xây dựng nông thôn mới, bởi không chỉ đòi hỏi nguồn lực mà quan trọng nhất cần nâng cao ý thức và sự chung tay của người dân.
Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 quy định việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn là bắt buộc đối với các hộ gia đình, cá nhân. CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; CTRSH khác. Trường hợp không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom; không để rác đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền. Mặt khác, những hộ thải bỏ lượng rác thải nhiều sẽ phải trả phí cao.
* Tuyên truyền bảo vệ môi trường
Thực hiện cuộc vận động (CVĐ) 'Phủ xanh' đô thị Thủ Dầu Một và hưởng ứng 'Ngày thứ bảy văn minh' do Tỉnh ủy phát động, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương của TP.Thủ Dầu Một đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa. Trong đó, nhiều đơn vị đã thực hiện sáng tạo, linh hoạt các hoạt động về bảo vệ môi trường (BVMT), xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh (VH-VM), góp phần nâng cao nhận thức, hình thành thói quen, ý thức và hành động của mỗi người trong giao tiếp, ứng xử đối với cộng đồng và môi trường sống.
Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành công văn yêu cầu nâng cao công tác phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường trong mùa mưa bão.
Phân loại tại nguồn sẽ cho rác thải một vòng đời mới, cho rác thải hữu cơ được tái sinh có ích là việc nên làm và phải làm. Đồng thời, giảm gánh nặng lên môi trường từ quá trình chôn lấp, xử lý.
Nhằm chủ động ứng phó mùa mưa bão trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có công văn về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão.
Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt sẽ bị xử phạt từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng trong vi phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT).
Sáng 15/8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh tổ chức hội nghị Tổng kết Đề án 'Tuyên truyền, vận động nhân dân tự quản thực hiện phân loại, thu gom rác thải, xử lý rác hữu cơ, nước thải chăn nuôi tại hộ gia đình, xây dựng cảnh quan môi trường khu dân cư xanh, sạch, đẹp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2024' (Đề án số 01).