Lễ cúng vào nhà mới nhằm tạ ơn các vị thần linh, ông bà tổ tiên đã phù hộ, che chở để có điều kiện xây dựng được nhà mới. Đây là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ.
Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi phối hợp cùng UBND huyện Ba Tơ đã tổ chức Không gian trưng bày văn hóa H'rê gắn với phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm cuộc khởi nghĩa Ba Tơ với chủ đề 'Hơi thở đại ngàn – Dấu ấn Ba Tơ'.
Không gian trưng bày văn hóa Hrê gắn với phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm cuộc khởi nghĩa Ba Tơ là hoạt động góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
Trang phục của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) nam mặc khố, nữ mặc áo và váy, là lối trang phục phổ biến ở các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên nhưng có những nét riêng.
Đam mê, đổi mới và không ngừng học hỏi - đó là cách thế hệ kế thừa đang nỗ lực để 'giữ lửa' ở các làng nghề truyền thống. Với những cách riêng của mỗi người, họ đã giúp nhiều làng nghề tưởng chừng lụi tàn nay hồi sinh, thậm chí còn vươn ra thế giới.
Từ ngày 11/4 đến ngày 17/4, tại nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong 'Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi năm 2025'.
Ngày 5/4, bà Huỳnh Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi năm 2025 có chủ đề 'Khám phá Quảng Ngãi - Nơi biển xanh và văn hóa hội tụ' diễn ra từ ngày 11 đến 17/4.
Chiều 4/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức họp báo cung cấp thông tin về Tuần lễ Du lịch tỉnh Quảng Ngãi năm 2025.
Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề 'Quảng Ngãi 50 năm - Đất và Người' tại Quảng Trường Phạm Văn Đồng, diễn ra đến hết ngày 30/3.
Tháng 4 này, TP Quảng Ngãi sẽ bùng nổ với lễ hội thời trang, âm nhạc đường phố – Carnival 'Quảng Ngãi Say Hi!', sự kiện quy mô lớn với sự tham gia của 200 diễn viên chuyên nghiệp và 1.000 diễn viên không chuyên, hứa hẹn mang đến một sân chơi sáng tạo, sôi động và giàu bản sắc văn hóa.
Nhiều công trình chống sạt lở bờ sông, chắn cát, giảm sóng biển... trên địa bàn tỉnh do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư đã mang lại niềm vui cho người dân trong khu vực dự án.
Quảng Ngãi sở hữu nhiều lợi thế để khai thác đa dạng sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống từ cộng đồng các dân tộc thiểu số ở miền núi.
Là người con đại ngàn Ba Tơ (Quảng Ngãi), chị Phạm Thị Y Hòa (33 tuổi), dân tộc Hrê ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành luôn khát khao nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình mãi mãi trường tồn, phát triển và vươn ra thế giới.
Bên lề Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 là không gian trưng bày các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh. Thông qua hoạt động trưng bày, giới thiệu này, các chủ thể sản xuất có thêm cơ hội để giao lưu, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Quá trình cư trú, sinh hoạt và sản xuất, đồng bào dân tộc thiểu số Hrê, Co và Ca Dong ở các huyện miền núi Quảng Ngãi kiến tạo nên sắc màu văn hóa truyền thống đặc sắc được thể hiện trong đời sống, tín ngưỡng, các điệu dân ca, dân vũ, nghi thức dân gian, sản phẩm thủ công truyền thống, ẩm thực... Đây là những giá trị cốt lõi quý báu, cần được bảo tồn, làm tiền đề phát triển du lịch.
Là một bộ phận hữu cơ của văn hóa quốc gia nhưng văn hóa của các dân tộc thiểu số vẫn mang những bản sắc riêng có, mới lạ và đầy hấp dẫn.
Với tài nguyên di sản vốn có, Quảng Ngãi cần kết hợp khéo léo các yếu tố văn hóa, lịch sử và thiên nhiên trong những sản phẩm mới, giúp khách du lịch có cơ hội trải nghiệm và hiểu sâu hơn văn hóa các dân tộc thiểu số, tạo sức hút đặc biệt cho khu vực này.
Sáng 23/11, tại tỉnh Quảng Ngãi, Báo Văn hóa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh tổ chức Hội thảo về 'Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi'.
Ngày 23/11, Báo Văn hóa phối hợp với Sở VH-TT&DL tổ chức Hội thảo về 'Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi'. Hội thảo được kỳ vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa, để Quảng Ngãi áp dụng vào thực tế, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của các giá trị văn hóa vùng cao, thúc đẩy phát triển du lịch.
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Võ Văn Quỳnh đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư (KDC) Làng Teng, xã Ba Thành (Ba Tơ).
Miền núi Quảng Ngãi có nguồn tài nguyên đa dạng, cảnh quan thiên nhiên độc đáo, đa dạng về văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc Hrê, Cor, Ca Dong. Nơi đây còn có các lễ hội đặc trưng, món ăn đặc sản, làng nghề truyền thống nổi tiếng... nên có nhiều lợi thế để phát triển du lịch mang nét đặc trưng của vùng.
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu bàn luận nhiều giải pháp nhằm bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc miền núi Quảng Ngãi và khu vực Nam Trung Bộ trong tình hình mới
Sáng 16/8, UBND tỉnh phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học về văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc miền núi Quảng Ngãi và Nam Trung Bộ trong tình hình mới.
Hội nghị Giới thiệu Quảng Ngãi tại TP.Hà Nội là sự kiện đối ngoại quan trọng nhất của tỉnh trong năm 2023. Sự kiện này đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế, các cơ quan ngoại giao, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời, mở ra cơ hội hợp tác giữa tỉnh Quảng Ngãi với các đối tác trong nước và nước ngoài trong giai đoạn mới.
Ở các bản làng xa xôi dọc dãy Trường Sơn, thông qua các dự án kết nối khởi nghiệp, nhiều sản phẩm đặc trưng của vùng cao đã tìm được đầu ra, ổn định trên thị trường.
Tại sự kiện 'Sáp ong - sắc chàm', GĐ Bảo tàng Phụ nữ VN nhấn mạnh: Việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những tập tục văn hóa tốt đẹp, từ đó phát triển sinh kế bền vững cho phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số không phải là trách nhiệm của riêng ai, đó là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Chọn khởi nghiệp bằng việc mở một cửa hàng chuyên bán thổ cẩm, cô gái người Hrê Phạm Thị Sung (31 tuổi), ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành (Ba Tơ) đã đưa thổ cẩm Làng Teng đi muôn nơi và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ trong làng.
Với ý chí, khát vọng khẳng định bản thân, nhiều bạn trẻ vùng miền núi Quảng Ngãi chọn những sản phẩm truyền thống địa phương để khởi sự kinh doanh, bước đầu gặt hái thành công. Kết quả đó góp phần khơi dậy niềm đam mê khởi nghiệp trong giới trẻ, chung tay thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo theo hướng bền vững.
Với khát vọng làm giàu ngay trên quê hương, phong trào khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi đang lan tỏa khắp núi rừng nơi đây.
Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và giá trị văn hóa các dân tộc, những năm qua huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi từng bước phát huy hiệu quả những thế mạnh và đặc trưng địa phương để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), cải thiện đời sống nhân dân.
Quảng Ngãi đang từng bước xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn nhằm tạo việc làm và gia tăng thêm thu nhập cho nông dân. Để những loại hình du lịch này trở thành một động lực trong xây dựng nông thôn mới cần có sự quan tâm, hỗ trợ từ các cơ quan chức năng và doanh nghiệp làm du lịch.
Nằm lưng chừng giữa đồng bằng và miền núi, kinh tế và thu nhập của người dân thôn Bình Thành, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi xưa nay vốn bấp bênh và gần như không ai biết đến. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, sau khi HTX Nông nghiệp - Dịch vụ và Du lịch cộng đồng Bình Thành triển khai mô hình trồng cây ăn quả, kết hợp du lịch đã giúp địa phương này điền tên vào bản đồ du lịch Quảng Ngãi.
Những năm gần đây, các HTX ở huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đã có bước phát triển tốt. Đặc biệt, một số HTX đã phát huy được thế mạnh tại địa phương, giúp nhiều hội viên là phụ nữ người dân tộc thiểu số (DTTS) có thu nhập ổn định, chăm lo tốt cho gia định.
Sau hơn 5 năm đưa vào sử dụng Khu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều bất cập trong việc quản lý, xây dựng. Thực tế này cho thấy tìm vốn đầu tư đã khó, nhưng bảo tồn phát huy giá trị còn khó hơn.
Để bảo đảm an ninh, an toàn và chất lượng dịch vụ du lịch, nhất là trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4-01/5, Quảng Ngãi đã hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, các khu, điểm du lịch thực hiện tốt các quy định bảo vệ môi trường, phục vụ du khách.
Vừa qua, nhiều người dân ở xã Ba Thành (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) phản ánh thực trạng xuống cấp, hư hại nghiêm trọng tại nhiều hạng mục, công trình ở Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Hrê (thôn Làng Teng, xã Ba Thành).
Kỷ niệm 78 năm ngày Khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945-11/3/2023), huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, lịch sử hướng về cội nguồn. Những hoạt động truyền thống, tiếp nối các di sản của vùng núi Ba Tơ để gìn giữ, khôi phục văn hóa không mai một theo thời gian.
Những ngày này, trên khắp miền quê cách mạng Ba Tơ, người dân lại nhớ về không khí hào hùng của Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ diễn ra 78 năm trước (11/3/1945). Niềm tự hào ấy đi cùng năm tháng, có sức sống trường tồn, là động lực để nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Ba Tơ đoàn kết xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Bài 1: Đa dạng sắc màu văn hóa
Khu bảo tồn văn hóa thôn Làng Teng, tỉnh Quảng Ngãi có tổng vốn đầu tư hơn 10,5 tỷ đồng, xây theo kiến trúc nhà sàn truyền thống của người H'rê, hiện bị xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ bị mất an toàn.
Năm 2018, UBND huyện Ba Tơ được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi bàn giao dự án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thôn làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ.
Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi, là nơi cư ngụ chính của các cộng đồng dân tộc thiểu số như Cadong, H're, Cor. Trước 'cơn bão' hội nhập, nhiều người trẻ vùng cao có cách làm sáng tạo, vừa bảo tồn di sản văn hóa, vừa phát triển kinh tế.
Huyện Ba Tơ đã tập trung duy tu, sửa chữa các tuyến đường và đầu tư mới một số đoạn, tuyến để từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông, giúp người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi. Từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.