Mô hình Câu lạc bộ 'Thủ lĩnh của sự thay đổi' được Hội LHPN thành phố Cần Thơ thành lập là sân chơi của trẻ em tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú và đang được nhân rộng với nhiều thành viên tham gia.
Chiều 23/5, Ban Chỉ đạo thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát xã An Tức (huyện Tri Tôn) tổ chức tổng kết chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025.
Khi mùa lễ hội Ok Om Bok tưng bừng, dòng sông Maspero cũng khoác lên mình tấm áo rực rỡ, hội tụ cả tinh thần lẫn văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa. Không chỉ là nơi diễn ra những cuộc đua ghe Ngo đầy hào hứng, dòng sông này còn là nhịp cầu nối giữa truyền thống, hiện tại và tương lai của vùng đất Sóc Trăng giàu bản sắc văn hóa các dân tộc.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra trong tháng 4 âm lịch hàng năm tại tỉnh An Giang, là sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, mang giá trị tâm linh to lớn đối với nhiều cộng đồng dân tộc, như: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer… không chỉ ở Nam Bộ, mà còn trên khắp cả nước. Tầm quan trọng của lễ hội thể hiện ở việc vừa mang giá trị văn hóa đặc sắc, vừa là chỗ dựa tâm linh vững chắc cho người dân.
Ngày 22/5, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ tổng kết, khánh thành bàn giao 700 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian qua, Hội LHPN tỉnh Tây Ninh đã triển khai đa dạng các hoạt động góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Ngày 22/5, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Bạc Liêu tổ chức Lễ tổng kết, khánh thành bàn giao 700 căn nhà tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ngày 22/5, tại Bạc Liêu, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ tổng kết, khánh thành, bàn giao 700 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có khó khăn về nhà ở.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức từ ngày 23 đến 27/4 âm lịch hàng năm, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Chăm, Khmer. Trong đó, văn hóa Khmer được thể hiện từ chính giả thuyết xuất xứ của tượng Bà.
Sáng nay, 21-5, tại chùa Sóc Xoài (TT.Sóc Sơn, H.Hòn Đất), Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang tổ chức công bố quyết định thành lập Trường Trung cấp Phật học Nam tông Khmer Kiên Giang.
'Lần đầu tiên trong cuộc đời, với tư cách là một truyền nhân, tôi có cơ hội giới thiệu nghệ thuật múa cung đình Rô băm - di sản văn hóa Khmer có tuổi đời hàng trăm năm đến bạn bè quốc tế tại xứ sở cờ hoa'.
Không chỉ là không gian trưng bày nhiều hiện vật đa dạng, sinh động về văn hóa và con người Bạc Liêu qua nhiều thời kỳ, Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu còn mang hơi thở của văn hóa cộng đồng 3 dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa. Trong đó, không gian văn hóa Khmer mang đến người xem ấn tượng về đời sống mộc mạc, bình dị của một cộng đồng giàu bản sắc trên mảnh đất Bạc Liêu.
Xã đoàn Châu Lăng vừa phối hợp cùng UBMTTQVN xã bàn giao căn nhà Nhân ái cho gia đình chị Neáng Nine (ngụ ấp An Thuận), thuộc diện hộ nghèo, đang gặp khó khăn về nhà ở. Căn nhà được xây dựng từ sự vận động của Xã đoàn với Ban Từ thiện chùa Thanh Tuyền (xã Châu Lăng).
4 tháng đầu năm 2025 chứng kiến những tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch (DL) An Giang, khi địa phương ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là ở lượng khách quốc tế và doanh thu. Thông tin này vừa được công bố, mang đến niềm hy vọng về sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ của 'ngành công nghiệp không khói' tại vùng đất Tây Nam Bộ giàu tiềm năng.
Tiến sĩ Sơn Cao Thắng của Trường Đại học Trà Vinh được nhiều sinh viên thán phục nhờ cách giảng dạy nghệ thuật truyền thống Khmer đầy cảm hứng.
Những năm gần đây, tỉnh Sóc Trăng đã tập trung triển khai thực hiện Dự án 6 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch', thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: 2021-2025. Qua đó, tạo nên những chuyển biến tích cực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, góp phần thu hút du khách đến trải nghiệm và khám phá.
Chùa Xiêm Cán ở Bạc Liêu được xem là ngôi chùa cổ kính và đẹp nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Tây Nam Bộ. Với những đường nét hoa văn tinh xảo, kiến trúc độc đáo, Chùa có tuổi đời hơn 130 năm vẫn uy nghi tồn tại và đón hàng ngàn du khách thập phương đến đây tham quan, chiêm bái.
Chiều 16/5, Công an tỉnh An Giang phối hợp Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo tổ chức Lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho 15 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số Khmer xã Lê Trì (huyện Tri Tôn) nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh chủ tịch Hồ Chi Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo Bác Hồ, Bác Tôn về chăm lo đời sống Nhân dân trong lực lượng vũ trang.
Tồn tại hàng ngàn năm trong một khu rừng già cổ thụ, tách biệt hoàn toàn với thế giới, mãi tới năm 2003, các nhà khảo cổ mới phát hiện ra Koh Ker. Ngày nay, cố đô Koh Ker vẫn là một trong những địa điểm du lịch xa nhất, khó tiếp cận nhất và cũng rất huyền bí tại Campuchia.
Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Văn Hùng vừa ký các quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phục dựng những chủ đề văn hóa truyền thống dân tộc, giúp sinh viên Cần Thơ nâng cao khả năng sáng tạo, ra sức bảo tồn những giá trị tốt đẹp từ ngàn xưa.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) là một giải pháp đột phá, có tính lịch sử, nhằm đẩy mạnh phát triển toàn diện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của cả nước. Sau 4 năm triển khai, Chương trình đã đem lại những thay đổi tích cực, tạo động lực để các địa phương tiếp tục có nhiều giải pháp quan tâm, chăm lo cho người dân trong những năm tiếp theo.
Qua rà soát, tỉnh Sóc Trăng dự kiến hỗ trợ xóa nhà tạm nhà dột nát cho gần 9.000 hộ. Bằng sự nỗ lực, quyết tâm của địa phương, đến nay, tỉnh đã khởi công xây dựng mới, sửa chữa đạt khoảng 8.000 căn nhà, trong đó, hơn 7.000 căn đã hoàn thành và bàn giao cho người dân.
'Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam' là chủ đề chuối hoạt động tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Minh Dũng ngày 14-5 đã ký ban hành kế hoạch hỗ trợ sửa chữa nhà ở đối với đồng bào dân tộc Chăm, Hoa, Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Nơi vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc, trong những năm qua, các cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, BĐBP An Giang luôn là điểm tựa vững chắc cho nhân dân.
Ngày 15/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang và Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tri Tôn tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên tổ truyền thông cộng đồng năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong Dự án 8 (Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1, 2021 – 2025.
Trên đường vào các phum sóc của đồng bào Khmer, thường thấy nhiều miếu thờ Neak Tà (ông Tà) như thần thành hoàng các làng của người Việt. Theo quan niệm của đồng bào Khmer, Neak Tà là vị thần bảo hộ cộng đồng phum sóc bình yên, sung túc, khỏe mạnh, bảo vệ mùa màng bội thu.
Sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ được trải nghiệm đám cưới miền Tây thập niên 90 và đám cưới của đồng bào Khmer Nam bộ.
Nơi vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc, trong những năm qua, các cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, BĐBP An Giang luôn là điểm tựa vững chắc cho nhân dân. Những người lính mang quân hàm xanh đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, ngày đêm thầm lặng thực hiện phương châm '3 bám, 4 cùng' để tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng hành cùng nhân dân phát triển kinh tế - xã hội ở vùng phên dậu Tổ quốc.
Suốt gần một tuần qua, không khí lễ hội rộn ràng lan tỏa khắp các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống. Lễ hội Đom Lơng Neák Tà (Cúng ông Tà), một nghi lễ truyền thống đậm đà bản sắc được tổ chức trang trọng và thiêng liêng, vừa là dịp tri ân các vị thần hộ mệnh, vừa là sợi dây kết nối các thế hệ, giữ gìn nét văn hóa độc đáo của cộng đồng suốt bao đời nay...
Tại tỉnh Cà Mau, Phật giáo hiện là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất, với 5 hệ phái chính: Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nam tông Khmer, Phật giáo Hoa tông, Khất sĩ và Thiền phái Trúc lâm. Toàn tỉnh hiện có 53 cơ sở tự viện, 259 tăng ni và trên 300 ngàn tín đồ. Với phương châm: 'Ðạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội', Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh đã có những đóng góp quan trọng vào công tác an sinh xã hội, góp phần cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Nhân Ðại lễ Phật đản (Ðại lễ Vesak) năm 2025 - sự kiện trọng đại của GHPGVN, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 4 cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong công tác an sinh xã hội và hoạt động Phật sự.
Từ đầu năm 2025 đến nay, các đơn vị BĐBP luôn nắm chắc tình hình trên các tuyến biên giới, vùng biển, đảo; triển khai toàn diện, hiệu quả nhiệm vụ công tác Biên phòng. Cùng với đó, các đơn vị đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng đứng chân trên địa bàn xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.