Ngay sau khi nhậm chức vào tháng trước, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp tạm dừng viện trợ phát triển nước ngoài của Mỹ trong 90 ngày.
Các cơ quan của Liên hợp quốc đã đưa ra đánh giá về việc Mỹ cắt giảm nguồn tài trợ nhân đạo, đồng thời kêu gọi Washington tiếp tục có những đóng góp trong thời gian tới.
Đại sứ quán Pháp, Kenya, Uganda và Nam Phi tại CHDC Congo bị những người biểu tình tấn công, trong khi Đại sứ quán Mỹ ra khuyến cáo trong bối cảnh phiến quân M23 được cho tiến vào TP Goma.
Hoạt động cứu trợ tiếp tục được đẩy mạnh tại Gaza, 653 xe tải cứu trợ đã vào vùng đất này trong ngày 23/1 - ngày thứ 5 sau khi lệnh ngừng bắn Israel-Hamas có hiệu lực.
Ngày 21/1, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết chưa ghi nhận báo cáo nào cho thấy các đoàn xe cứu trợ bị cướp phá tại Gaza kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas có hiệu lực ngày 19/1.
Ngày 1/11, các quan chức cấp cao của LHQ, gồm Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Chương trình Lương thực thế giới (FAO) cùng các nhóm cứu trợ khác, đã lên tiếng cảnh báo tình hình ở phía Bắc Dải Gaza đang ở mức 'thảm họa' do xung đột leo thang.
Ngày 1/11, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cảnh báo hiện cơ quan này mới chỉ nhận được 17% số tiền kêu gọi viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho Liban, đồng thời kêu gọi các nước tài trợ chuyển các cam kết thành tiền.
Phát biểu tại họp báo, người phát ngôn OCHA cho biết hiện OCHA chỉ nhận được 17% trong số 426 triệu USD được kêu gọi khẩn cấp để triển khai hoạt động viện trợ nhân đạo tại Liban.
Ngày 1/10, quân đội Israel (IDF) đã kêu gọi dân thường tại hơn 20 khu vực ở miền Nam Liban đi sơ tán, vài giờ sau khi chính thức bắt đầu chiến dịch tấn công giới hạn trên bộ nhằm vào các mục tiêu của phong trào Hồi giáo Hezbollah ở đây.
Ngày 16/6, tuyên bố trên truyền hình nhân dịp bắt đầu lễ Hiến sinh (lễ Tế cừu) của người Hồi giáo, thủ lĩnh Chính trị Hamas Ismail Haniyeh nêu rõ phản hồi của lực lượng này là đồng nhất với các nguyên tắc trong đề xuất ngừng bắn do Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố cuối tháng 5 vừa qua.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã chỉ trích quân đội nước này vì công bố tạm dừng giao tranh chiến thuật hàng ngày dọc theo một trong những con đường chính dẫn vào Gaza để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển viện trợ.
Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh cho biết, lực lượng này sẵn sàng chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza phù hợp với những nguyên tắc trong kế hoạch của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ và WHO cảnh báo viện trợ 'không đến được với người dân ở Gaza' và kết quả là 'trẻ em đang chết đói'.
Nguồn tin khu vực cho biết Ai Cập và Jordan, LHQ sẽ đồng tổ chức một hội nghị quốc tế khẩn cấp vào ngày 11/6 để tìm kiếm giải pháp ứng phó cho cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện nay ở Dải Gaza.
Ngày 31/5, Liên hợp quốc cảnh báo hàng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza đang không được chuyển tới những người có nhu cầu, đồng thời hối thúc Israel thực thi trách nhiệm pháp lý trong vấn đề này.
Ngày 31/5, Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo hàng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza đang không được chuyển tới những người có nhu cầu, đồng thời hối thúc Israel thực thi trách nhiệm pháp lý trong vấn đề này.
Ngày 19/5, trong một tuyên bố về tình hình giao tranh tiếp tục leo thang tại Sudan, Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) cho biết, chỉ trong vòng 6 ngày có ít nhất 56 người đã thiệt mạng ở thành phố El Fasher - thủ phủ của bang Bắc Darfur (Sudan).
Ngày 17/5, Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo, Sudan đang cận kề nạn đói nghiêm trọng.
Lực lượng Israel vào tối thứ Năm đã tìm thấy thi thể của ba con tin ở Dải Gaza. Trong khi đó, các chiến binh Hamas đã tập hợp lại lực lượng ở phía bắc Gaza và đang chiến đấu dữ dội với quân đội Israel.
Israel và Hamas giao tranh ác liệt ở phía bắc Gaza, trong khi viện trợ nhân đạo bắt đầu quay trở lại khu vực qua bến tàu tạm do Mỹ xây dựng.
Tình hình nhân đạo tại dải Gaza hiện nay được giới chức châu Âu đánh giá là 'vô cùng tồi tệ và nguy cấp' khi cửa khẩu chính Rafah - nơi tiếp nhận hàng hóa viện trợ đã tê liệt, sau khi bị lực lượng phòng vệ Israel chiếm quyền kiểm soát. Trước những diễn biến khó lường, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres và cộng đồng quốc tế đang hy vọng vào những nỗ lực ngoại giao con thoi của các bên có ảnh hưởng, nhằm can thiệp, gây sức ép làm giảm căng thẳng tại khu vực này.
Dải Gaza đang đứng trước thời khắc lịch sử quan trọng: Liệu sẽ có một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời giữa Israel và Hamas; hay một thảm kịch nhân đạo xảy ra với cuộc đổ bộ lớn của quân đội Israel vào khu vực Rafah. Thế giới đang khẩn trương các nỗ lực ngoại giao con thoi vì hơn 2 triệu người dân dải đất này.
Thứ Ba, lực lượng Israel đã chiếm chốt kiểm soát biên giới chính giữa miền Nam Gaza và Ai Cập tại Rafah, cắt đứt tuyến đường cung cấp hàng hóa cứu trợ quan trọng.
Mỹ bày tỏ lạc quan cho rằng những khác biệt còn lại giữa Israel và Hamas có thể được giải quyết trong các cuộc đàm phán về đề xuất ngừng bắn mới nhất sẽ diễn ra tại Cairo, Ai Cập.
Quân đội Israel tuyên bố đã không kích Rafah - thành phố cực nam Dải Gaza, nhằm đáp trả vụ việc Hamas phóng rocket vào căn cứ quân sự Israel gần cửa khẩu Kerem Shalom.
Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hiệp Quốc (LHQ), bà Cindy McCain, vừa lên tiếng cảnh báo về 'nạn đói toàn diện' ở miền Bắc Dải Gaza và nạn đói này đang di chuyển dần về phía Nam.
Các cơ quan nhân đạo, y tế của Liên hợp quốc cảnh báo chiến dịch tấn công quân sự của Israel nhằm vào Rafah có thể dẫn đến một cuộc tàn sát dân thường.
Các cơ quan nhân đạo, y tế của LHQ cảnh báo chiến dịch tấn công quân sự của Israel nhằm vào Rafah có thể dẫn đến một cuộc tàn sát dân thường.
Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.
Israel đã cho Hamas một tuần để đồng ý về thỏa thuận giải quyết vấn đề con tin, nếu không sẽ tiến hành cuộc tấn công vào thành phố Rafah tại Gaza.
Quan chức Liên hợp quốc cho biết bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với hơn 1,2 triệu người Palestine chạy nạn đang cư trú tại đây.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, các cơ quan nhân đạo, y tế của Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo chiến dịch tấn công quân sự của Israel nhằm vào Rafah có thể dẫn đến một cuộc tàn sát dân thường.
Ngày 3/5, đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Dải Gaza, ông Rik Peeperkorn cho biết WHO đã chuẩn bị kế hoạch dự phòng trong trường hợp Israel tấn công vào thành phố Rafah, phía Nam Gaza, song nhấn mạnh rằng điều đó không đủ để ngăn chặn nguy cơ số người thiệt mạng tăng đáng kể.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 11/4 đã ghi nhận cam kết của Israel mở thêm các cửa khẩu để cho phép chuyển hàng cứu trợ nhân đạo vào Gaza, song cũng hối thúc nước này 'cần phải hành động nhiều hơn nữa' để giúp đỡ dân thường ở vùng lãnh thổ bị phong tỏa của Palestine.
Liên hợp quốc cho biết, Israel đang chặn xe chở viện trợ lương thực nhiều hơn so với xe chở các loại viện trợ khác cho Gaza. Cáo buộc trên được đưa ra vào thời điểm hơn 1,1 triệu người dân tại Dải Gaza đã cạn kiệt lương thực và đang đối mặt với nạn đói thảm khốc.
Ngày 9/4, LHQ cho biết Israel đang chặn xe chở viện trợ lương thực nhiều hơn so với xe chở các loại viện trợ khác cho Gaza, bất chấp nạn đói đang rình rập ở đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant nói rằng, Israel chưa ấn định ngày triển khai chiến dịch tấn công Rafah, trái ngược với tuyên bố trước đó của Thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Bộ Quốc phòng Đức thông báo điều gần 5.000 quân hiện diện tại Litva - thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Người phát ngôn cơ quan nhân đạo Liên hợp quốc dẫn số liệu thống kê từ tháng 3 cho thấy việc vận chuyển thực phẩm gặp khó khăn về thông quan hơn nhiều so với các loại viện trợ khác vào Gaza.
Ngày 9/4, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết Israel đang chặn xe chở viện trợ lương thực nhiều hơn so với xe chở các loại viện trợ khác cho Gaza, bất chấp nạn đói đang rình rập ở đây.
Người phát ngôn Dmitry Peskov cho biết quan điểm của Điện Kremlin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét toàn bộ các vấn đề ảnh hưởng tới quan hệ Nga-Mỹ, hơn là từng chủ đề riêng rẽ.
Cơ quan cứu trợ của LHQ cho người tị nạn Palestine kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza, khẳng định rằng người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ chết vì đói.
Ngày 26/3, người phát ngôn Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Jens Laerke kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza, khẳng định rằng người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ chết vì đói.
Trong thông báo mới nhất, WFP cho biết đã phân phát lượng thực phẩm đủ dùng cho 25.000 người dân Gaza vào sáng 12/3, thông qua chuyến hàng vận chuyển thành công lần đầu tiên kể từ ngày 20/2.