Chính phủ Na Uy ngày 11/9 cho biết nước này đã bình thường hóa việc xuất khẩu vật liệu quốc phòng và hàng hóa đa dụng phục vụ mục đích quân sự sang Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi áp đặt các hạn chế vào năm 2019.
Các Ngoại trưởng Liên đoàn Arab bày tỏ lập trường kiên quyết bác bỏ kế hoạch hậu xung đột của Israel và quyền kiểm soát của nước này đối với bất kỳ khu vực nào ở Gaza.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 10/9, Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên của Liên đoàn Arập (AL) đã kêu gọi Israel rút quân hoàn toàn khỏi Dải Gaza, bao gồm cả hành lang Philadelphi và cửa khẩu Rafah bên phía Palestine.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ xin gia nhập BRICS đã gây ra lo ngại lớn cho NATO, đặc biệt khi khối kinh tế này do Nga và Trung Quốc dẫn đầu. Hành động này phản ánh sự thay đổi chiến lược của Ankara, nhưng làm dấy lên nghi ngại về cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ với NATO và trật tự quốc tế do phương Tây dẫn dắt.
Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức đề nghị gia nhập BRICS để mở rộng quan hệ quốc tế ngoài các đồng minh phương Tây. Động thái này phản ánh sự thất vọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc gia nhập EU kéo dài và chiến lược đa dạng hóa chính sách đối ngoại nhằm củng cố vị thế quốc tế.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 10/9.
Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức yêu cầu gia nhập nhóm các quốc gia thị trường mới nổi BRICS trong bối cảnh nước này tìm cách củng cố sức ảnh hưởng toàn cầu và xây dựng mối quan hệ mới ngoài các đồng minh phương Tây truyền thống.
Ngày 29/8, cuộc họp không chính thức của Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu đã diễn ra tại Brussels của Bỉ, thay vì thủ đô Budapest của Hungary, để tập trung bàn về cuộc xung đột Ukraine, tình hình dải Gaza và cuộc bầu cử ở Venezuela.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan dự kiến tham dự cuộc họp không chính thức của Liên minh Châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) trong ngày 29/8, lần đầu tiên trong 5 năm qua.
Theo một nguồn tin ngoại giao, Thổ Nhĩ Kỳ coi lời mời tham dự cuộc họp của EU là động thái tìm kiếm đối thoại liên quan đến lời kêu gọi của Ankara về việc khôi phục quan hệ.
Các Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan ngày 27/8 đã hội đàm tại thủ đô Ankara, trong đó trao đổi về một số vấn đề nổi cộm, đặc biệt là tiến trình đàm phán hòa bình đang diễn ra giữa Baku và Yerevan.
Ngày 25/8, Liên hợp quốc (LHQ) và Thủ tướng Liban đã kêu gọi giảm căng thẳng sau khi Israel tiến hành các cuộc không kích ồ ạt vào Liban và Hezbollah tuyên bố tấn công các vị trí của Israel.
Ngày 24/8, tân Ngoại trưởng Iran Seyyed Abbas Araghchi đã điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan để thảo luận về quan hệ song phương và tình hình khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan sẽ tham dự cuộc họp của các bộ trưởng Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) vào tuần tới - sự kiện Ankara hy vọng sẽ mở đường cho việc cải thiện quan hệ với liên minh này, theo Reuters ngày 22-8.
Trước tình hình xung đột với Nga leo thang, Ukraine đang thúc đẩy một chiến lược hòa bình mới dựa trên mô hình thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, nơi các thỏa thuận được thực hiện với sự giám sát của các bên trung gian.
Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq ngày 15/8 đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác quân sự, an ninh và chống khủng bố, sau các cuộc đàm phán an ninh cấp cao tại thủ đô Ankara.
Vòng đàm phán thứ hai giữa Somalia và Ethiopia hôm 13/8, do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, liên quan một vùng lãnh thổ ly khai đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào.
Mỹ đang kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh của Iran thuyết phục Tehran giảm căng thẳng ở Trung Đông sau vụ ám sát một nhân vật cấp cao của Hamas.
Trong ngày 12/8, Somalia và Ethiopia bắt đầu các cuộc đàm phán mới tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai nước liên quan ván đề chủ quyền.
Thổ Nhĩ Kỳ đang làm trung gian hòa giải giữa Ethiopia và Somalia, hai quốc gia láng giềng Đông Phi đang có mối quan hệ căng thẳng, sau khi Ethiopia tuyên bố sẽ xem xét công nhận yêu sách độc lập của Somaliland, còn Somalia tuyên bố Somaliland là một phần lãnh thổ của nước này.
Cộng đồng quốc tế tiếp tục đưa ra những cảnh báo nóng về tình hình nghiêm trọng ở Trung Đông, bắt nguồn từ các cuộc trả đũa lẫn nhau của Israel với các phong trào Hồi giáo ở khu vực này.
Hiện nay, tình hình căng thẳng giữa Israel với Libăng và Iran gia tăng và diễn biến phức tạp, gây nguy hiểm đến an toàn tính mạng và tài sản công dân.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, trong cuộc gặp Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tại Cairo ngày 5/8, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thúc đẩy các nỗ lực chung nhằm thực thi lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza và tạo cơ hội cho các giải pháp chính trị và ngoại giao, đồng thời khẳng định điều này sẽ giúp xoa dịu căng thẳng ngày càng leo thang ở Trung Đông.
Nhiều nước đang đẩy mạnh nỗ lực giảm leo thang căng thẳng ở khu vực Trung Đông, nhất là sau khi thủ lĩnh chính trị của phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh thiệt mạng trong vụ ám sát tại Tehran (Iran) trong bối cảnh xung đột tiếp diễn ở Dải Gaza.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi thế giới nỗ lực hơn nữa để đảm bảo viện trợ đến được Gaza mà không bị cản trở hoặc gián đoạn, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu chấm dứt cuộc chiến kéo dài 10 tháng ở Gaza.
Theo phóng viên TTXVN tại Ai Cập, ngày 4/8, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đã đánh giá cao những nỗ lực của Ai Cập trong việc tiếp nhận và chuyển giao viện trợ nhân đạo cho Dải Gaza, nhấn mạnh rằng cả Ankara và Cairo đều có chung lập trường về việc chấm dứt xung đột ở Dải Gaza và đạt được hòa bình trong khu vực dựa trên giải pháp hai nhà nước.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ thăm Ai Cập, Tham vấn bộ trưởng Australia-Mỹ, Hội nghị thượng đỉnh Trung Á... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Iran khẳng định rằng, nước này có quyền hợp pháp để trả đũa kẻ thù vì vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Isnail Haniyeh ngay trên lãnh thổ nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Một cuộc khẩu chiến vừa nổ ra giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố đất nước của ông có thể can thiệp quân sự vào cuộc xung đột giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza.
Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan nhấn mạnh trở thành đối tác đối thoại của ASEAN sẽ cho phép Ankara có đối thoại, hợp tác toàn diện và có tổ chức hơn với ASEAN.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã có cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin, trong đó thảo luận một loạt các vấn đề quan hệ song phương cũng như tình hình Trung Đông.
Phó chủ tịch Đảng Vatan của Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Topkurulu cho rằng, nước này cần sớm nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS).
Ngày 17/7, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan dẫn đầu phái đoàn nước này đã tới Niger để trao đổi về giải pháp tăng cường hợp tác quân sự với quốc gia Tây Phi.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đề cập mối quan hệ với phe đối lập do Ankara hậu thuẫn ở miền Bắc Syria, trong khi hàn gắn quan hệ với chính quyền của Tổng thống Assad.
Trung Đông ngày 14/7, Hezbollah tuyên bố tiến hành 9 cuộc tấn công vào Israel, Brazil kêu gọi thế giới đừng im lặng trước cuộc thảm sát ở Gaza.
Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ, trong tiến trình bình thường hóa quan hệ của nước này với Syria, Ankara tin tưởng vào vai trò mang tính xây dựng của Nga và Iran.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố mục tiêu của nước này là trở thành thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO).
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, không có lý do gì để Thổ Nhĩ Kỳ không gây dựng lại mối quan hệ với nước láng giềng Syria.
Giới chức Ukraine cho hay, thủ đô Kiev hôm nay (8/7) bị tấn công tên lửa dữ dội.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) có thể khiến quan hệ với Mỹ và NATO rẽ sang một nhánh khác.
Vừa qua, thông tin về việc Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) muốn gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đã thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận quốc tế.
Có những lợi ích và thách thức khi thành viên NATO này gia nhập khối các nền kinh tế mới nổi BRICS.
Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 6/2024, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho hay: 'Chúng tôi muốn trở thành thành viên của BRICS. Hãy xem chúng tôi có thể đạt được gì trong năm nay'.
Tình hình căng thẳng giữa Israel với các phong trào ở Trung Đông như Hezbollah và Hamas tiếp tục leo thang, nguy cơ lan rộng xung đột từ Dải Gaza sang Lebanon đang hiện hữu rõ nét hơn bao giờ hết.
Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo về những hậu quả từ các cuộc tấn công kéo dài của Israel nhằm vào Dải Gaza và khả năng xảy ra tấn công vào Liban.
Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện sự quan tâm đáng kể đến việc gia nhập BRICS, xem đây là một bước quan trọng để tăng cường ảnh hưởng quốc tế và tiềm năng kinh tế.