Mặc dù trải qua đợt bão lũ, nhưng nhiều địa điểm ngắm ruộng bậc thang 'mùa vàng' nổi tiếng ở Yên Bái và Hà Giang vẫn giữ được vẻ đẹp. Hiện tại, lúa đã bắt đầu ngả vàng và dự kiến sẽ chín rộ trong khoảng một đến hai tuần tới.
Các tỉnh đã khẩn trương triển khai, chủ động ứng phó. Đến thời điểm này, mọi công tác đã được sẵn sàng, nỗ lực giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.
Cứ đầu tháng 9, màu vàng của lúa chín bao phủ khắp các ngọn đồi lớn nhỏ, những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải hiện lên tuyệt đẹp. Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, điểm du lịch mang vẻ đẹp siêu thực này đã đón và phục vụ trên 45.000 lượt khách.
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày nên thời điểm này lượng du khách đến Mù Cang Chải để trải nghiệm và khám phá mùa vàng tăng cao. Nhiều homestay, nhà nghỉ trên địa bàn huyện đã kín phòng.
Chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), ngày 29/8, Lễ hội cơm mới và trò chơi dân gian được tổ chức tại xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, tỉnh Sơn La).
Cựu chiến binh (CCB) Hờ A Rùa, sinh năm 1982 ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải đã phát triển mô hình nuôi trồng tổng hợp, nâng cao thu nhập và trở thành tấm gương điển hình trong phong trào phát triển kinh tế ở địa phương.
Hai bên non cao và thung sâu của con đèo Khau Phạ (tiếng Thái Khau Phạ nghĩa là Sừng Trời) vắt ngang qua huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) là những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp vào mùa nước đổ. Bắt đầu từ đầu tháng 6, mùa mưa rừng đến, nước từ Sừng Trời len lỏi qua cánh rừng, con suối đổ xuống ruộng bậc thang từ cao xuống thấp, tạo nên bức tranh thiên nhiên và lao động vô cùng hùng vĩ.
Cây Sơn tra còn được gọi là cây táo mèo, là loài cây có sức sống mãnh liệt, dù sống trong điều kiện vùng đồi núi cao, thời tiết khắc nghiệt.
Thấm nhuần bài học 'Lấy dân làm gốc', thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo vì dân, hướng đến lợi ích của nhân dân. Trong đó, tiên phong là huyện vùng cao Mù Cang Chải với mô hình 'Ngày cuối tuần cùng dân' (NCTCD). Đến nay, sau 5 năm thực hiện, mô hình đã lan tỏa rộng khắp các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh.
Sau nhiều ngày mưa lũ, bầu trời Yên Bái thêm xanh trong, ánh nắng như dát vàng khắp miền quê. Trên các công trường trọng điểm của tỉnh là một không khí thi đua sôi nổi để hoàn thành vượt mức chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, lập thành tích chào mừng 79 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024).
Theo tiếng đồng bào người Thái, đèo Khau Phạ (tỉnh Yên Bái) có nghĩa là 'sừng trời', do các đỉnh núi trên đèo thường nhô lên giữa 'biển mây', trông như chiếc sừng.
Huyện chú trọng đào tạo nghề phi nông nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh; đặc biệt tập trung đào tạo nghề theo chiều sâu, theo nhu cầu dịch vụ, du lịch của xã hội và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Huyện Mù Cang Chải đang triển khai thí điểm mô hình 'Homestay số' đối với 5 homestay trên địa bàn trong thời gian từ tháng 8 - 11/2024.
'Lễ hội sơn tra' lần thứ nhất sẽ diễn ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) với nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn, hứa hẹn thu hút du khách trong và ngoài nước.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động Tết Độc lập 2/9, 'Lễ hội mùa vàng' năm 2024 và 'Lễ hội sơn tra' lần thứ nhất, huyện Mù Cang Chải sẽ tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn để thu hút du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là lần đầu tiên huyện Mù Cang Chải tổ chức 'Lễ hội sơn tra'.
Tọa lạc tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, đỉnh Lùng Cúng là nơi được nhiều du khách lựa chọn khám phá, ngắm mây trong thời gian gần đây.
'Phủ' tới những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp bà con, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số vươn lên trên vùng đất khó.
Chuyên trang du lịch Wanderlust Storytellers đánh giá Mù Cang Chải là một trong những nơi tưởng chừng như không tồn tại trên thế giới bởi vẻ đẹp hiếm có.
Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, đã được chuyên trang du lịch Wanderlust Storytellers xếp ở vị trí đầu tiên trong danh sách 25 điểm đến sở hữu 'vẻ đẹp siêu thực'.
Vào Hè, những thửa ruộng bậc thang ở miền Bắc lại bước vào mùa nước đổ, hay còn gọi là mùa đổ ải, tạo nên khung cảnh đẹp mắt. Nhìn từ trên cao, các đường nét của ruộng bậc thang như vẽ lên những 'hoa văn' ấn tượng.
Nuôi chim bồ câu không đòi hỏi đầu tư nhiều mà lại nhanh thu hồi vốn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chọn hướng phát triển kinh tế phù hợp với nhu cầu của thị trường, dám nghĩ, dám làm, cần mẫn trong lao động đã mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều thanh niên người dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Mù Cang Chải. Anh Hờ A Sùng ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha là một điển hình như thế.
Là 1 trong 3 xã sở hữu Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, La Pán Tẩn đã thực hiện mô hình 'Ngày cuối tuần cùng dân' gắn phát triển kinh tế với du lịch trên cơ sở khai thác các tài nguyên, lợi thế vùng lõi của di tích quốc gia với nhiều tour tuyến, điểm tham quan, 'chek- in' đẹp thu hút ngày càng nhiều du khách.
Mùa Hè là khoảng thời gian những thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải vào mùa nước đổ. Tuy nhiên, một số thửa ruộng tại xã Khao Mang đã chín vàng khắp ngọn đồi.
Ngày 2-7, đoàn công tác của Tỉnh ủy Yên Bái do đồng chí Đỗ Đức Duy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện mô hình 'Ngày cuối tuần cùng dân' ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái).
Chiều 1/7, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tới thăm mô hình nuôi bồ câu cho hiệu quả kinh tế cao của hộ anh Hờ A Sùng, bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải và thăm, tặng quà gia đình ông Mùa A Chang, bản Háng Phừ Loa, xã Mồ Dề.
Với ý nghĩa 'cho đi là còn mãi', nhiều năm qua, Hội Phụ nữ Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội đã làm tốt công tác thiện nguyện. Nổi bật là các hoạt động giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em mồ côi để các em được lớn lên trong tình yêu thương, cố gắng phấn đấu để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn.
Thời điểm này, những cánh đồng ruộng bậc thang ở huyện Mù Cang Chải, Yên Bái như khoác lên mình tấm áo mới long lanh, màu của đất nâu hòa quyện cùng trời xanh và mặt nước óng ánh, dưới nắng vàng rực rỡ đẹp tựa như một bức tranh mê đắm lòng người.
Hội nghị Đối thoại về các vấn đề liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan chuyên môn của huyện Mù Cang Chải với cán bộ thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng và cán bộ, hội viên phụ nữ một số xã trong huyện được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức mới đây, mang lại ý nghĩa thiết thực, thêm cơ hội để người dân và các cơ quan chức năng kịp thời nắm bắt thông tin hai chiều.
Chuẩn bị đón các em học sinh sinh hoạt hè tại địa phương, những ngày này, Đoàn xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải tập trung chỉ đạo đoàn viên thanh niên (ĐVTN) triển khai các hoạt động tình nguyện gắn với tuyên truyền các hoạt động chăm lo cho trẻ em.
Đến Mù Cang Chải (Yên Bái) vào mùa nước đổ, du khách như được hòa mình vào không khí trong lành, mát mẻ của núi rừng Tây Bắc, ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang lấp lánh dưới ánh nắng, cảm nhận sự hùng vĩ của núi rừng và sự bình yên của bản làng.
Song song với vận động, huy động sức dân xây dựng nông thôn mới, Mặt trận Tổ quốc huyện Mù Cang Chải còn phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân thông qua các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện Cuộc vận động 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư'.
Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 04/5, tại Hội trường trung tâm huyện Mù Cang Chải, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp xúc cử tri các xã: Chế Cu Nha, Kim Nọi, Khao Mang, Lao Chải, Hồ Bốn và thị trấn Mù Cang Chải.
Ngày 3/5, Đoàn giám sát số 2 của HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có cuộc giám sát chuyên đề về thực hiện một số chính sách pháp luật về hỗ trợ phát triển du lịch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025' theo Nghị quyết 10 và Nghị quyết 12 của HĐND tỉnh tại huyện Mù Cang Chải.
Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2023, huyện Mù Cang Chải được giao vốn trên 142 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương trên 136,5 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã giải ngân 124,2 tỷ đồng, đạt 87,2% kế hoạch.
Theo thông tin từ UBND huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), mưa lốc xảy ra tối 24/4 trên địa bàn đã làm nhiều nhà dân bị hư hỏng. Công tác khắc phục hậu quả đang được địa phương tích cực triển khai, nhằm giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Mù Cang Chải là một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái. Tên gọi độc đáo của huyện xuất phát từ tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số sống lâu năm tại địa phương.
Thời gian này, huyện Mù Cang Chải đang chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn tổ chức nhiều hoạt động mang đậm nét riêng có; khai thác hiệu quả lợi thế tại chỗ từng địa phương để thu hút du khách trong mùa nước đổ.
Các khối đá cổ mới được phát hiện có những hình khắc khá tỉ mỉ, kì công, uốn lượn mềm mại theo mặt lồi lõm của đá, có dạng hình ruộng bậc thang.
Tỉnh Yên Bái vừa cho biết, cơ quan bảo tồn bảo tàng và khảo cổ học ở địa phương vừa phát hiện thêm một bãi khắc đá cổ ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, nâng số lượng bãi khắc đá cổ ở khu vực này lên 2 địa chỉ.
Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết, đơn vị vừa phối hợp cùng Viện nghiên cứu ứng dụng Văn hóa và Du lịch phát hiện thêm địa điểm mới với nhiều khối đá cổ khắc họa hình ruộng bậc thang tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, có niên đại vào khoảng thế kỷ XVI – XVII.
Chọn lối trekking leo đỉnh Lùng Cúng ít người biết tới, đoàn khách du lịch bao gồm nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung hết sức bất ngờ với cảnh sắc xuyên suốt cung đường mòn.
Bảo tàng Yên Bái và chuyên gia khảo cổ học Việt Nam vừa phát hiện thêm 15 khối đá chạm khắc cổ tại thôn Háng Chua Xay, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải.
Bảo tàng tỉnh Yên Bái phối hợp cùng Viện nghiên cứu ứng dụng Văn hóa và Du lịch vừa phát hiện thêm 15 khối đá cổ khắc họa ruộng bậc thang tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải.
Không chỉ nổi tiếng và thu hút du khách đến với 'mùa vàng', Mù Cang Chải còn thôi thúc bước chân du khách trở lại để được khám phá một vẻ đẹp khác của những thửa ruộng bậc thang lưng trời, đó là 'mùa nước đổ'.
Chị em phụ nữ người Mông ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái rất tích cực sản xuất hàng hóa thổ cẩm lưu niệm, tuy nhiên đầu ra của sản phẩm vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thị trường tại chỗ nên còn nhiều khó khăn, bất cập...