Khi đám đất nương bạc phếch cũng là lúc cánh rừng đầu nguồn kế tiếp bị đốn hạ, hơn 10 năm trước, nhiều hộ đồng bào Mông ở Thanh Hóa vẫn cứ tiến sâu vào rừng, trèo lên núi cao nhưng chưa từng thoát khỏi vòng vây đói nghèo. Cho đến khi, có những đảng viên tiên phong đưa ruộng về bản tập trung thâm canh...
Bước vào năm học mới 2024-2025, cậu bé Thao Tùng Sơn, dân tộc Mông ở bản Ché Lầu, xã Na Mèo (Quan Sơn) đang học tại điểm trường Ché Lầu, Trường Mầm non Na Mèo vui mừng khi nhận được quà trung thu sớm và đồ dùng học tập của các chú bộ đội biên phòng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế (CKQT) Na Mèo và đoàn thiện nguyện trao tặng.
Đồng bào dân tộc Mông huyện Quan Sơn sinh sống chủ yếu ở 3 bản: Mùa Xuân, Xía Nọi (xã Sơn Thủy), Ché Lầu (xã Na Mèo), với tổng số hơn 200 hộ, hơn 1.000 nhân khẩu. Những năm qua, nhờ thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ đã giúp đồng bào Mông giảm bớt được các chi phí tốn kém trong tổ chức đám tang, giúp người dân bớt đi gánh nặng kinh tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế của mỗi gia đình, mỗi bản, từ đó góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới trên bản Mông.
Cuối năm 2022, lưới điện quốc gia về bản, rồi đường giao thông được mở, những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao được áp dụng, đời sống của 35 hộ với 187 nhân khẩu đồng bào Mông bản biên giới Xía Nọi, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) đang dần khởi sắc.
Chương trình GDPT 2018 quy định, học sinh lớp 3 bắt buộc học môn Tiếng Anh và Tin học.
Khi được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, lối sống văn minh, ông đã tiên phong thực hiện và lan tỏa trong cộng đồng, góp phần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu...
Đồng hành cùng báo chí cả nước, những người làm báo xứ Thanh vinh dự, tự hào luôn hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến các tầng lớp Nhân dân; cổ vũ đồng bào tích cực thi đua lao động, sản xuất, xây dựng quê hương ngày một đổi mới, phát triển. Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, các cơ quan báo chí, những người làm báo xứ Thanh đã có nhiều hoạt động từ thiện, nhân đạo, an sinh xã hội, giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh được cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng bào các dân tộc ghi nhận, cảm ơn.
Những ngày này, có dịp trở lại vùng cao xứ Thanh mới cảm nhận hết được sự thay da đổi thịt trên từng bản làng. Sự đổi thay ấy được minh chứng qua những kết quả đạt được, mà nổi bật là những ngôi nhà khang trang, sạch đẹp; những tuyến đường huyết mạch nối liền bản người Mông nằm trên 'lưng chừng núi' được cứng hóa đến từng cổng ngõ các hộ dân... Mở đường, được xem là điều kiện tiên quyết để đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Gia đình anh Thao Văn Sử và Thao Văn Chu là hộ cận nghèo ở bản Ché Lầu, xã Na Mèo được UBND huyện Quan Sơn hỗ trợ kinh phí và đưa vào trồng thí điểm cây khoai mán lòng vàng trên diện tích đất nông nghiệp của gia đình theo hình thức trồng tập trung.
Nằm sâu trong những dãy rừng già, tách biệt so với trung tâm, giao thông đi lại khó khăn, cuộc sống của hơn 20 hộ dân ở bản Khà, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) bao năm vẫn cái nghèo đeo đẵng. Sự học của con em trong bản cũng không ngoại lệ. Chông chênh, đứt quãng...
Đồng bào dân tộc Mông huyện Quan Sơn sinh sống ở 3 bản: Ché Lầu (xã Na Mèo), Mùa Xuân, Xía Nọi (xã Sơn Thủy). Những năm trước đây, đường lên các bản Mông còn nhiều vất vả, khó khăn, thì nay nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư, tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại, giao thương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương.
Khi người Mông ở bản Mùa Xuân còn chưa no cái bụng, Thao Văn Công đã quyết tâm vượt hàng chục cây số đường núi về phố huyện Quan Sơn đi học, chỉ mong có thêm kiến thức để thoát nghèo. Và rồi, trải qua nhiều vị trí công tác, đến nay giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Sơn Thủy, anh đã đóng góp công sức, trí tuệ, cùng với cấp ủy, chính quyền tuyên truyền, vận động đồng bào Mông xóa bỏ hủ tục, tập quán canh tác lạc hậu, tham gia các mô hình phát triển kinh tế.
Ngược ngàn trên những nẻo đường miền Tây xứ Thanh những ngày cận tết, thấp thoáng sau những vạt rừng, sắc hoa đào đang đua nhau bung nở. Cứ vào dịp tết đến xuân về, cây đào được bà con dân tộc nơi đây chăm sóc và gìn giữ như 'báu vật' lại nở hoa, khoe sắc.
Với mong muốn đem đến một mùa xuân ấm áp và không khí hân hoan, đủ đầy dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024 cho Nhân dân của huyện Quan Sơn, chiều 23/1 đồng chí Nguyễn Việt Ba, Tổng Biên tập Báo Thanh Hóa đã đến thăm và trao các phần quà, trích từ nguồn quỹ 'Tấm lòng vàng' Báo Thanh Hóa, cho đồng bào các bản Mông tại 2 xã Na Mèo và Sơn Thủy.
Dẫu thời tiết lạnh giá, đường đi còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng với tình cảm, trách nhiệm, chiều 23/1, đoàn công tác của huyện Quan Sơn và các đơn vị tài trợ đã đến với Nhân dân 3 bản Mông: Ché Lầu (xã Na Mèo), Xía Nọi, Mùa Xuân (xã Sơn Thủy) nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024.
Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Mông, huyện Quan Sơn đã huy động nhiều nguồn lực, gắn với triển khai hiệu quả các chương trình, dự án ở vùng đồng bào dân tộc Mông, nhờ đó đời sống đồng bào ngày càng được cải thiện.
Trong những năm qua, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Thanh Hóa đã đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với đồng bào các dân tộc trên địa bàn biên giới, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Từ đó, huy động được sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa hiện nay có hơn 3.700 hộ, hơn 20.000 nhân khẩu (chiếm 1,5% dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh), sinh sống tập trung chủ yếu ở 44 bản/10 xã thuộc các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn.
Từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng những dự án, đề án hỗ trợ thiết thực đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về cả đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào Mông, nhân lên niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng.
Chùa Hồi Long (H.Hoằng Hóa) và chùa Bồng Hinh (H.Quảng Xương) phối hợp với Trung tâm Kỹ năng The Magic (Hà Nội) tổ chức chương trình thiện nguyện 'Áo ấm cho em' tại xã Sơn Thủy và xã Na Mèo, H.Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Muốn thoát nghèo và có cuộc sống tốt đẹp hơn, một trong những yếu tố căn bản vẫn là phải cắt bỏ những hủ tục, suy nghĩ lạc hậu. Để làm được điều đó, ngoài nguồn lực hỗ trợ, các đề án của Đảng, Nhà nước, góp một phần không nhỏ đó chính là những người con của bản Mông dám đi tiên phong trong việc xóa bỏ hủ tục và giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc Mông. 'Đi tiên phong để về đích sớm' là câu nói của ông Lâu Minh Pó mà tôi nhớ mãi.
Nhằm góp phần giảm tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong hộ dân và cộng đồng dân cư, Đảng và Nhà nước đã đầu tư nhiều công trình nước sinh hoạt tập trung, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán phù hợp với nhu cầu thực tế, đời sống bà con ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), vùng đặc biệt khó khăn.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 'Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công', những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế (CKQT) Na Mèo hỗ trợ người dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới.
Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, các thầy cô giáo, nhất là giáo viên đang giảng dạy ở các điểm lẻ luôn bám lớp, bám bản, tất cả vì học sinh thân yêu.
Với mong muốn, hướng dẫn và hỗ trợ vật liệu, dụng cụ cho đồng bào dân tộc Mông xây dựng mô hình đạt hiệu quả, vừa qua, lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, Hội LHPN huyện Quan Sơn và Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo đã về 3 bản Ché Lầu (Na Mèo), Xía Nọi, Mùa Xuân (Sơn Thủy) của huyện Quan Sơn để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con làm mô hình 'Vườn rau xanh, nhà sạch đẹp, bếp ngăn nắp, chuồng xa nhà'. Những cán bộ luôn bám bản, hết lòng, hết sức góp phần từng bước thay đổi thói quen sinh hoạt, xây dựng đời sống văn hóa mới vùng đồng bào dân tộc Mông...
Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp ra mắt và tập huấn mô hình 'Vườn rau xanh, nhà sạch đẹp, bếp ngăn nắp, chuồng xa nhà' cho hội viên phụ nữ dân tộc Mông của 3 bản Xía Nọi, Mùa Xuân và Ché Lầu (Quan Sơn).
Huyện vùng cao biên giới Quan Sơn có bản Mùa Xuân, bản Xía Nọi (xã Sơn Thủy), bản Ché Lầu (xã Na Mèo) với 217 hộ/1.044 nhân khẩu, 100% số hộ là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đây là những bản xa xôi, đời sống đồng bào khó khăn nhất huyện. Thời gian qua, thực hiện Đề án 'Ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội các bản dân tộc Mông, huyện Quan Sơn, giai đoạn 2016-2020'; hỗ trợ xóa nhà tranh tre, tạm bợ, dột nát theo Chương trình 167, 135... đã giúp đồng bào thay đổi mọi mặt đời sống.
Cán bộ kiểm lâm viên phụ trách địa bàn, đa phần phải làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Dẫu còn cháy trong tim ngọn lửa, tình yêu núi rừng, nhưng nhiều người trong số họ đã ngậm ngùi chuyển công tác...
Theo chân cán bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Na Mèo, chúng tôi lên bản Ché Lầu, xã Na Mèo - là 1 trong 3 bản có đồng bào dân tộc Mông sinh sống của huyện Quan Sơn.
Từng là bản 5 không 'không đường - không điện - không trường - không đất sản xuất - không chi bộ' cái đói luôn đeo bám, nhưng từ khi bản Mùa Xuân có chi bộ đảng dẫn lối, chỉ đường, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Mông nơi đây đã thay đổi tích cực.
Ngày 14-5, Câu lạc bộ Vì trẻ em vùng cao, Dự án 'Nuôi em Thanh Hóa phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn tổ chức chương trình tặng quà, thăm em nuôi tại Trường Mầm non (MN) Na Mèo và Trường MN Na Mèo 2, xã Na Mèo.
Từng có nguy cơ bị xóa sổ trên bản đồ địa giới hành chính của xã do cuộc sống không ổn định, cái đói nghèo thường xuyên đeo bám, nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đồng hành, hỗ trợ của bộ đội biên phòng, sau nhiều năm bà con bản Khà, xã Sơn Thủy (huyện Quan Sơn) đã từ bỏ thói quen canh tác cũ, lạc hậu, đời sống đang dần đổi thay trên vùng đất khó.
Với mạng lưới giao thông được đầu tư một cách mạnh mẽ, đặc biệt là những tuyến đường kết nối đi các bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng giáp biên giới nước bạn Lào, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Quan Sơn.
Trong các ngày 18, 19 và 21-3, CLB Thiện nguyện - Hiến máu Ngọc Lặc, Dự án 'Cùng nhau nuôi em Mường Lát' phối hợp với Huyện đoàn Quan Sơn, Ngọc Lặc và các đơn vị tài trợ tổ chức Chương trình Tháng ba biên giới năm 2023.
Bản Ché Lầu thuộc xã biên giới Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) nằm sâu trong lòng dãy Pha Luông hùng vĩ. 'Sợi dây' duy nhất kết nối đồng bào ở đây với bên ngoài là con đường đất nhỏ lầy lội nằm vắt vẻo chạy dưới tán rừng nguyên sinh. Nếu như thời gian trước đây Ché Lầu sống trong đói nghèo, lạc hậu thì nay mảnh đất này đang dần thay đổi bởi những người trẻ đầy tâm huyết.
2 người thầy ở bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã khăn gói xuống thành phố để học tập, sau đó quay trở lại quê hương cống hiến, giúp thế hệ trẻ vùng biên có con chữ, có tri thức.
Bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện vùng biên Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa) bao năm qua gần như tách biệt với thế giới bên ngoài bởi không có đường đi lại. Qua hàng trăm năm phải di chuyển bằng những con đường đất ngoằn ngoèo. Tuy nhiên, đến nay Bản Ché Lầu đã đổi thay hoàn toàn.
Ở đây cỏ tranh quanh năm xanh tốt, hoa trắng đồi, cong mềm triền dốc. Ven đường, ven nhà, ven đồi, ven suối hay trên những triền núi cao, vực sâu chỗ nào cũng có mặt của cỏ tranh. Người ta bảo nơi nào cỏ tranh mọc được, nơi đó có dấu chân người Mông; nơi nào người Mông đến được, nơi đó có dấu chân bộ đội biên phòng. Nghĩa là hai vai người lính mang quân hàm xanh không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ cột mốc, biên cương Tổ quốc mà còn ba bám, bốn cùng với đồng bào Mông nơi lưng chừng trời, lưng chừng núi, các anh đến với bà con bằng cái tình quân dân, cái nghĩa đồng bào.
Để tiếp tục thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong tang lễ trở thành nền nếp, tập quán bền vững, đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Mông, huyện Quan Sơn đã và đang đề ra nhiều giải pháp quan trọng nhằm từng bước nâng cao nhận thức cho đồng bào trong thực hiện nếp sống mới, xóa bỏ những tập tục lạc hậu.
Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan Sơn), có nhiệm vụ quản lý địa bàn 2 xã Na Mèo và Sơn Thủy. Người dân ở đây đa phần là dân tộc Mông và Thái, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhận thức pháp luật của đồng bào còn hạn chế. Vì vậy, tình trạng người dân sử dụng súng săn để săn bắn động vật vẫn còn xảy ra.