Đảng bộ xã Thèn Sin, huyện Tam Đường hiện có 13 chi bộ với hơn 140 đảng viên. Với quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 – 2025, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng bộ xã tập trung cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và của địa phương thành chương trình hành động cụ thể, đề ra giải pháp sát thực, phù hợp với điều kiện thực tế để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hiệu quả các nhiệm vụ.
Do số lượng vô cùng ít ỏi nên nhiều khi có tiền cũng không có cơ hội được thưởng thức loại đặc sản hiếm có này.
Không chỉ là cây trồng nông nghiệp đơn thuần, chè Shan tuyết đã trở thành một phần máu thịt, một biểu tượng văn hóa, kinh tế, gắn liền với bao thế hệ người Mông nơi đây.
Là một trong những địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, những năm qua, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, xã Phúc Thuận (TP. Phổ Yên) luôn thực hiện tốt các chính sách dân tộc và chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc. Qua đó từng bước kéo gần khoảng cách về mức sống, văn hóa giữa các dân tộc trong vùng.
Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ những năm qua đã và đang từng bước nâng cao trình độ sản xuất theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu thị trường. Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có, tỉnh chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị.
Một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động trong ngành chè Lâm Đồng đã và đang có tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn hoạt động mạnh mẽ. Chi bộ mạnh, đảng viên nhiệt huyết, công đoàn hiệu quả, ấy là niềm tự hào của những người công nhân Công ty TNHH Chè Vina-Suzuki.
Ngày 5/6, Đồn Biên phòng Ba Sơn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc và các tổ chức, nhà hảo tâm, đơn vị đồng hành tổ chức chương trình hỗ trợ Hợp tác xã Thiên Sơn Tươi xanh - Chất lượng - Bền vững (huyện Cao Lộc) và trồng tặng 'Vườn cây kiểu mẫu trà hoa vàng Mẫu Sơn'' tại thôn Co Loi, xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc. Đây là chương trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Giữa đại ngàn mây phủ, nơi những triền núi cao của các xã Tà Xùa, Háng Đồng, Làng Chếu... của huyện Bắc Yên, những cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi vẫn vươn mình đón sương núi, đọng tuyết ngàn. Mỗi búp chè là kết tinh của đất trời, của bàn tay người vùng cao cần mẫn, chắt chiu để tạo nên món quà đậm hương - đượm vị - đầy tự hào, mang thương hiệu 'Chè Tà Xùa Bắc Yên'.
Ngày 4/6, Sở Khoa học và Công nghệ họp hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh đối với Dự án 'Xây dựng mô hình thâm canh, cải tạo vùng chè Đoỏng Pán gắn với chế biến một số sản phẩm chè xanh chất lượng cao tạo sản phẩm OCOP tại xã Độc Lập, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng' do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè chủ trì thực hiện. Đồng chí Nông Thành Thân, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng chủ trì.
Từng được ví như 'linh hồn' của thương hiệu chè Thái Nguyên, chè trung du nay chỉ còn lại trên một phần nhỏ đất chè. Tuy nhiên, vẫn có những người âm thầm giữ lấy giống chè cổ như giữ một phần ký ức, giữ lại cốt cách riêng của đất chè. Họ kiên trì phục hồi, ứng dụng kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm, để không chỉ 'giữ hồn' chè trung du mà còn nâng tầm giá trị của nó trên thị trường.
Ở vùng bán ngập hồ Núi Cốc, nơi nhiều hộ dân phải di dời và điều kiện sản xuất bị thu hẹp, có một câu chuyện đầy cảm hứng - đó là bà Nguyễn Thị Thái (ở xóm Bình Hương, xã Lục Ba, Đại Từ) đã góp phần làm sống lại niềm hy vọng từ cây chè, loại cây vốn không phải là thế mạnh của vùng đất này.
'Chát đầu môi mà ngọt tận đáy lòng/ Trà Thái Nguyên, hồn đất, tình người quyện lại/ Cho dòng Sông Công êm đềm chảy mãi/ Cho tình đất, tình người Việt Bắc nên thơ'. Lần đầu tôi đặt chân lên Thái Nguyên là một buổi chiều mùa đông giá lạnh, khi còn là một anh lính trẻ của sư đoàn, đóng quân giữa núi rừng trùng điệp Việt Bắc.
Xã Văn Hán (Đồng Hỷ) luôn xác định chè là cây trồng chủ lực trong cơ cấu nông nghiệp; tích cực vận động người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chú trọng xây dựng các làng nghề chè truyền thống để phát triển thương hiệu sản phẩm.
Ngày hội xoài Yên Châu 2025 thu hút đông đảo người dân, du khách với chuỗi hoạt động phong phú, đậm đà bản sắc vùng cao.
Xác định chè là cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hồng Thu (huyện Sìn Hồ) tập trung tuyên truyền, vận động hội viên chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng giống chè San Tuyết. Từ đó, nhiều gia đình hội viên có thu nhập cao, trở thành điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương, trong đó có chị Giàng Thị Sử (39 tuổi) ở bản Nà Kế 1.
Sáng 29/5, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND huyện Nho Quan, Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Âu Mỹ tổ chức công bố nhãn hiệu chứng nhận 'Trà hoa vàng Cúc Phương' và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
'Nhờ có Trung tá QNCN Nguyễn Quang Vinh, nhân viên Ban Chính trị Lâm trường 42, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 327, Quân khu 3 và cán bộ, chiến sĩ Lâm trường 42 mà gia đình tôi mới có cuộc sống sung túc như bây giờ', ông Nình A Dẩu, người dân tộc Sán Chỉ, thôn Thán Phún, xã Bắc Sơn, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, tâm sự.
Trên những triền núi uốn lượn của huyện Na Hang (Tuyên Quang), nơi mà trước kia chỉ có nương ngô, nương sắn lưa thưa giữa rừng đại ngàn, giờ đây đang dần thay da đổi thịt với màu xanh của những cây chè, cây cam, cây lạc, gừng, nghệ…
Để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chè, huyện Đồng Hỷ chú trọng mở rộng diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tại các xã, thị trấn trồng chè trọng điểm của huyện, như: Hòa Bình, Minh Lập, Văn Hán, Khe Mo...
Matcha hiện rất phổ biến tại các cửa hàng thực phẩm và quán càphê, thường được phục vụ dưới dạng trà, latte, món tráng miệng hoặc các loại đồ uống pha chế.
Diễn đàn 'Thái Nguyên – Trăm năm đệ nhất danh trà' nhằm tôn vinh di sản văn hóa trà Thái Nguyên nói riêng và văn hóa Trà Việt nói chung, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa trà và định hướng phát triển bền vững cho ngành chè Việt Nam. Sự kiện do Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Hội Chè tỉnh Thái Nguyên phối hợp với HTX Chè Hảo Đạt tổ chúc nhân dịp kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025).
Ngày 21.5.2020 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử ngành trà toàn cầu khi Liên Hợp Quốc chính thức công nhận ngày này là Ngày Trà thế giới.
Làng Truồi (đoạn thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, thành phố Huế), bát nước chè trong veo chứa đựng từng giọt tinh túy của đất trời. Không để hương vị đặc trưng của chè Truồi bị lãng quên, các nông hộ nơi đây đang mở ra hướng đi đột phá cho loại đặc sản này.
Ngày 20.5, tại xã Tân Cương (thành phố Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Hội Chè Thái Nguyên phối hợp với HTX Chè Hảo Đạt tổ chức Diễn đàn 'Thái Nguyên - Trăm năm đệ nhất danh trà'.
Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Là cây trồng chủ lực, chè đang ngày càng khẳng định thế mạnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khi giá trị sản phẩm trà năm 2024 đạt trên 13,8 nghìn tỷ đồng. Với mục tiêu phấn đấu đưa tổng giá trị sản phẩm thu được từ cây chè đến năm 2030 đạt con số tỷ đô (25 nghìn tỷ đồng, gần gấp đôi so với hiện nay), tỉnh đang xây dựng và triển khai nhiều giải pháp chiến lược, trong đó đặc biệt chú trọng sản xuất chè an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc.
Chị Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc Công ty CP V-Ginseng, đã ươm mầm sâm Bố Chính trên đất chè Thái Nguyên.
Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Công ty CP Thương mại Dịch vụ Nông nghiệp Vườn Táo Cổ vừa đón nhận bằng Kỷ lục Việt Nam. Theo đó, sản phẩm của công ty là Cao trà mục nhan – cao trà xanh ở dạng tinh thể có hàm lượng polyphenol cao nhất tại Việt Nam (45,1%).
Phong trào 'Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi', được Hội Nông dân xã Tô Múa, huyện Vân Hồ đẩy mạnh, tạo sức lan tỏa sâu rộng, phát huy tính năng động, sáng tạo của hội viên, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả.
Chiều 18/5, tại huyện Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình), Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người và Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học 'Đổi mới sáng tạo trong phát triển tài nguyên dược liệu địa phương từ di sản của Đức thánh Nguyễn Minh Không'.
Nam - chỉ có chiếc ba lô cũ, một cuốn sổ dày và một vài trang bị cá nhân tối thiểu nhất, lang thang khắp các núi rừng ở Thái Nguyên.
Kinh tế thị trường phát triển, cây chè Tán Ma trở thành một sản phẩm mang tính hàng hóa, đem lại thu nhập ổn định, góp phần giúp người dân vùng cao Thanh Hóa phát triển kinh tế và thoát nghèo.
Hiện nay, khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX chính là 'chìa khóa' giúp các địa phương trên địa bàn tỉnh khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm nông nghiệp, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, XDNTM, nâng cao đời sống người dân.
Xã Sảng Mộc (huyện Võ Nhai) từng là một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh Thái Nguyên, cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp manh mún, hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ sự chuyển hướng mạnh mẽ sang phát triển kinh tế hàng hóa và sự hợp tác thông qua các hội, nhóm và mô hình tổ hợp tác, Sảng Mộc đã có những bước tiến cơ bản trong công cuộc giảm nghèo, mang lại diện mạo mới cho vùng quê này.
Nhằm nâng cao giá trị cây chè, thời gian qua, người dân và các hợp tác xã tại huyện vùng cao Võ Nhai đã chủ động đổi mới phương thức canh tác, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến. Qua đó, chất lượng và giá trị sản phẩm chè ngày càng được nâng lên.
Ngày 15-5, Hội Nông dân huyện Na Hang đã tiến hành giải ngân 500 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh cho 10 hội viên nông dân xã Hồng Thái để triển khai dự án trồng và chăm sóc cây chè shan tuyết, mức vay 50 triệu đồng/hộ.