Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là cách thức hiệu quả được doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất làm để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hòa Bình được cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt; người dân trong tỉnh đồng lòng thông suốt. Từ đó xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Cam Cao Phong nổi tiếng của Hòa Bình đang đến thời điểm thu hoạch. Năm nay, nông dân phấn khởi vì được mùa, được giá
Cam Cao Phong là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình, là nông sản đầu tiên và duy nhất của tỉnh đến thời điểm hiện tại được cấp Chỉ dẫn địa lý. Cam Cao Phong vỏ mỏng, mọng nước, vị ngọt thơm dịu, tép vàng. Nhiều giống cam gần như không có hạt, phù hợp với nhu cầu thị trường. Quan trọng hơn, nhiều năm qua, người trồng cam Cao Phong luôn nỗ lực duy trì và cung cấp ra thị trường những sản phẩm thân thiện với người sản xuất, an toàn với người sử dụng. Qua đó tạo sự phát triển ổn định và bền vững cho thương hiệu cam Cao Phong.
Tối 6/12, tại Sân vận động huyện Cao Phong, UBND huyện Cao Phong phối hợp Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 8 và Hội chợ Thương mại - du lịch năm 2024 với chủ đề
Lễ hội năm nay có quy mô hơn 100 gian hàng, không chỉ trưng bày sản phẩm cam Cao Phong mà còn giới thiệu các sản phẩm đặc sản của các vùng miền cùng nhiều hoạt động hấp dẫn dành cho du khách.
Năm 2013, toàn huyện Cao Phong có trên 160 hộ dân thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng; 16 hộ thu nhập từ 1 - 5 tỷ đồng nhờ cam, quýt. Thời điểm này, bình quân 1 ha cam, quýt cho giá trị thu nhập gần 600 triệu đồng. Những con số thống kê của hơn 10 năm về trước cho thấy hiệu quả kinh tế mà cây cam đem lại đối với người trồng cam tại huyện Cao Phong, đặc biệt trong giai đoạn 2014 - 2017. Thành quả có được khi Hòa Bình đã xây dựng thành công thương hiệu Cam Cao Phong.
Hơn nửa thế kỷ hiện diện qua bao thăng trầm, rồi trụ vững trên đồng đất Mường Thàng với thương hiệu Cam Cao Phong nức tiếng gần xa. Những năm gần đây, cam Cao Phong định hình lại hướng đi, tổ chức lại sản xuất như một lẽ tất yếu, nhất là sau giai đoạn phát triển
Ngày cuối tháng 10, chúng tôi trở lại vùng đất Mường Thàng - Cao Phong đầy nắng và gió, thủ phủ trồng cam của tỉnh. Thời điểm này bắt đầu vào vụ thu hoạch cam niên vụ 2024 - 2025. Cam năm nay được mùa, được giá, niềm vui lấp lánh trong ánh mắt, nụ cười của người nông dân.
Theo Chi cục Phát triển nông thôn, sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Hòa Bình đã cấp giấy chứng nhận được cho 158 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Hiện nay, toàn tỉnh có 103 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, giảm 55 sản phẩm do giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đã hết hạn theo quy định.
Tính đến hết tháng 6 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hòa Bình ước đạt 969,607 triệu USD, tăng 26,48 % so với cùng kỳ.
Nữ giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình) Vũ Thị Lệ Thủy cho rằng, muốn làm nông nghiệp bền vững phải minh bạch hóa cả quá trình sản xuất. Với tôn chỉ hoạt động 'Tốt đất - Tốt giống - Tốt từ tâm', đến nay, HTX đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc cung cấp sản phẩm nông sản chất lượng, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống của nông dân.
Sau 30 năm thành lập (1/8/1994 - 1/8/2024), thị trấn Cao Phong (Cao Phong) đã chuyển mình vượt bậc từ thị trấn nông nghiệp miền núi còn nhiều khó khăn trở thành trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của huyện và hướng tới xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa.
UBND huyện Cao Phong ban hành Công văn số 1308/UBND-NN&PTNT, ngày 3/6/2024 về việc thông báo chính thức kết thúc niên vụ cam Cao Phong 2023 - 2024, nhằm thông báo, đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan biết và tuyên truyền đến người tiêu dùng, tránh nhầm lẫn sản phẩm cam Cao Phong với một số loại cam, quýt khác trên thị trường, đảm bảo giữ vững thương hiệu, không ảnh hưởng đến uy tín chất lượng cam Cao Phong.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 2 sản phẩm tiềm năng hạng 5 sao; 32 sản phẩm hạng 4 sao; 124 sản phẩm hạng 3 sao.
Năm 2023, trong tỉnh số lượng các tổ chức kinh tế tập thể tăng so với năm 2022, chất lượng hoạt động được nâng cao. Các HTX nông nghiệp đã hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ thành viên phát triển thông qua các dịch vụ đầu vào, đầu ra.
Sau một năm thắng lớn với kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục 5,7 tỷ USD, rau quả Việt lại mở cửa thêm nhiều thị trường cao cấp ngay trong những ngày đầu năm mới 2024. Thế mạnh này của nước ta đặt mục tiêu xuất khẩu thu về 6-7 tỷ USD trong năm nay.
Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Hòa Bình, diện tích cây ăn quả có múi toàn tỉnh đạt 10,24 nghìn ha, trong đó diện tích kinh doanh đạt 9,17 nghìn ha. Sản lượng niên vụ 2022-2023 ước 21 vạn tấn, giá trị thu nhập bình quân ước đạt 330-350 triệu đồng/ha/năm.
Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình chú trọng công tác quảng bá, xúc tiến thương mại góp phần thúc đẩy và tăng tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp đặc biệt nhóm cây ăn quả có múi được tiêu thụ ở các thị trường lớn.
Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã có nhiều hoạt động quảng bá, đưa sản phẩm của tỉnh và của bà con đồng bào vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và trên các sàn thương mại điện tử.
Dự kiến sản lượng thu hoạch cam niên vụ 2023-2024 trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đạt khoảng 18.000-20.000 tấn, giá bán tại vườn dao động từ 20.000-25.000 đồng/kg.
Hiện nay, các đặc sản địa phương ngày càng được ưa chuộng trong nước, nhờ vào các giải pháp rất mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tính nhận diện thương hiệu.
Với sự đồng hành của Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhiều sản phẩm của đồng bào dân tộc miền núi đã tạo lập được thương hiệu, xây dựng được bản sắc để cạnh tranh và đưa vào hệ thống phân phối trong và ngoài nước.
Bài 2 - Phát triển bền vững vùng cam Cao Phong (HBĐT) - Việc triển khai thực hiện thành công Đề án tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ là nền tảng để phát triển bền vững vùng cam Cao Phong. Trước mắt tập trung xây dựng cánh đồng mẫu tái canh cây cam gần 14 ha tại trung tâm của thủ phủ cam Cao Phong.
Bài 1 - Khoảng lặng sau phát triển 'nóng' (HBĐT) - Chặt bỏ cây cam đã hết chu kỳ khai thác, trồng chuối và một số loại cây khác để cải tạo đất, cũng như triển khai các giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng, giữ vững thương hiệu cam Cao Phong. Đó là thực tế đã, đang diễn ra ở thủ phủ cam Cao Phong trong chu kỳ tái canh lớn nhất từ trước đến nay.
Những ngày trung tuần tháng 9, chúng tôi có dịp về thăm xã Bắc Phong (Cao Phong). Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã và sự năng động của người dân trên địa bàn, bộ mặt nông thôn và đời sống của bà con đổi thay từng ngày. Đường giao thông được đầu tư khang trang, trồng hoa 2 bên tạo nên bức tranh nông thôn đầy màu sắc.
Vùng trồng cam Cao Phong thuộc tỉnh Hòa Bình đã có lịch sử khoảng 60 năm phát triển, với thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trong nước và đã có lô cam tươi được xuất khẩu tới thị trường châu Âu. Sau nhiều chu kỳ phát triển, diện tích trồng cam có thay đổi theo từng thời điểm. Đến nay, diện tích có suy giảm khá mạnh nhưng không đến nỗi tan hoang như một số thông tin đã nêu gần đây.
Sáng 22-9, tại TP Hồ Chí Minh, Báo Nông nghiệp Việt Nam (Bộ NN-PTNT)- Đơn vị Thường trực Diễn đàn Kết nối nông sản 970 phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn 'Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP'.
Giải quyết bài toán lợi thế về quy mô thị trường thông qua hình thành chuỗi cung ứng cũng phản ánh quan điểm về xây dựng thể chế. Theo đó, doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt triển khai, trong khi nhà nước đóng vai trò quản lý, thiết lập hạ tầng và tạo môi trường thuận lợi.
Để đẩy mạnh hoạt động kinh tế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Bộ Công Thương đã xây dựng nhiều chính sách, chương trình nhằm đưa các sản phẩm của khu vực này vào hệ thống phân phối có uy tín trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Xóm Mừng nằm ở vị trí cao nhất của xã Hợp Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Nơi đây thu hút du khách bởi khí hậu mát mẻ, những mái nhà sàn ẩn hiện bên ruộng bậc thang và đặc biệt là sự xuất hiện của một đồi hoa đẹp lung linh.
UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.
Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.
Sau bưởi đỏ Tân Lạc và bưởi Diễn Yên Thủy, cam Cao Phong Hòa Bình lần đầu có mặt tại thị trường Anh qua đường xuất khẩu chính ngạch, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm.
Sau bưởi đỏ Tân Lạc và bưởi Diễn Yên Thủy, cam Cao Phong-Hòa Bình lần đầu tiên đã có mặt tại thị trường Anh qua đường xuất khẩu chính ngạch.
Cam Cao Phong là đặc sản của Hòa Bình đã được chỉ dẫn địa lý từ năm 2014 với các đặc điểm nổi trội là độ ngọt cao, mùi thơm đặc trưng, vị đậm, mọng nước…
Theo phóng viên TTXVN tại London, sau bưởi đỏ Tân lạc và bưởi Diễn Yên Thủy, cam Cao Phong Hòa Bình lần đầu tiên đã có mặt tại thị trường Anh qua đường xuất khẩu chính ngạch, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm.
Đến vùng đất cam Cao Phong - Hòa Bình, điều ấn tượng nhất có lẽ không phải là những cây cam trĩu nặng trái, mà là những thùng ngô, đậu tương, cá tươi được bà con ủ với men vi sinh. Đây là các thùng 'thức ăn' của cam, nhằm mục đích hạn chế tối đa việc sử dụng các loại phân bón hóa học, bảo vệ môi trường sống và môi trường cho đất.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng Hòa Bình là một trong những địa phương được thiên nhiên ưu đãi, với nhiều tiềm năng lợi thế, đặc điểm riêng mà không phải địa phương nào cũng có, tạo lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Ngày 26-2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình năm 2023 với chủ đề 'Hòa Bình – Điểm đến đầu tư bền vững'.
Sáng 26/2, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2023 với chủ đề 'Hòa Bình - Điểm đến đầu tư bền vững'. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Hồ Đức Phớc, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh Hòa Bình có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Văn Hon, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Tỉnh, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành và các nhà đầu tư.
Đầu tháng 1 này, lô hàng nông sản đầu tiên của tỉnh trong năm 2023 đã được xuất khẩu, cũng là lô hàng cam Cao Phong đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh. Sự kiện đánh dấu sau hơn 40 năm (kể từ năm 1980), quả cam Cao Phong lại được vươn ra thị trường thế giới.
Ngày 5/1, UBND huyện Cao Phong phối hợp với Sở NN&PTNT, Công ty TNHH MTV Cao Phong, Công ty Cổ phần RYB tổ chức Lễ xuất khẩu chuyến hàng đầu tiên sản phẩm cam Cao Phong sang thị trường Vương quốc Anh. Dự buổi lễ có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...
Ngày 5/1, UBND huyện Cao Phong phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ xuất chuyến hàng cam Cao Phong đầu tiên sang Vương quốc Anh, với số lượng gần 7 tấn quả.
'Đến với huyện Cao Phong thời điểm cuối năm, tôi rất ấn tượng bởi nơi đây sở hữu nhiều giá trị của một miền quê đáng sống với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành, cuộc sống bình yên, con người thân thiện. Đặc biệt, vào thời điểm này, nơi đây tràn đầy vị ngọt thơm, tươi mát của các loại cam…', đó là chia sẻ của anh Quách Văn Dũng - du khách đến từ huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
Chiều 12/12, tại TP Hải Phòng, UBND tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến cung cầu và giới thiệu sản phẩm của tỉnh Hòa Bình. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo Phát triển KTTT tỉnh; Lê Anh Quân, Phó Chủ tịch TT UBND thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) TP Hải Phòng; lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương của tỉnh và lãnh đạo Liên minh HTX các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng cùng các doanh nghiệp, HTX.