Với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) các cấp trong tỉnh đã phát huy hiệu quả vai trò 'cầu nối' trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo đột xuất, trợ giúp kịp thời hàng nghìn người yếu thế, gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam (CĐDC), đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, rủi ro… ổn định cuộc sống. Qua đó khơi dậy lòng nhân ái của các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn.
Chiến tranh dù đã lùi xa gần nửa thế kỷ song vẫn để lại vết thương khó có thể chữa lành. Đặc biệt là chất độc da cam/đi-ô-xin (CĐDC) là nỗi đau của biết bao thế hệ người Việt Nam. Đã có hàng vạn người chết và đến nay vẫn còn hàng trăm nghìn người bị nhiễm đang phải đối diện với những nỗi đau về thể xác, tinh thần, trở ngại trong cuộc sống và ảnh hưởng không nhỏ đến việc hưởng thụ quyền con người.
Ngày 25/9, Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin huyện Tân Yên tổ chức đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hiện nay, hầu hết số nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin ở huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đều được hưởng chế độ hàng tháng. Tuy vậy, đời sống của họ vẫn gặp rất nhiều khó khăn, cần sự quan tâm hỗ trợ nhiều hơn từ cộng đồng.
Nhiều năm qua tỉnh đã dành sự quan tâm, chăm lo cho người nhiễm chất độc da cam, thể hiện sự tri ân, đồng cảm, góp phần giúp họ vượt khó vươn lên trong cuộc sống.
Từng đi qua chiến tranh, mang trong mình di chứng của chất độc da cam/dioxin (CĐDC) khiến sức khỏe yếu đi nhiều nhưng những nạn nhân CĐDC trên địa bàn tỉnh vẫn tích cực lao động sản xuất, truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu noi theo và đóng góp cho xã hội.
Các cấp Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin (CĐDC) tỉnh Đắk Nông triển khai nhiều hoạt động chăm lo, nhằm góp phần xoa dịu nỗi đau cùng nạn nhân CĐDC.
Dẫu chiến tranh đã lùi xa nhưng di chứng của chất độc da cam (CĐDC) vẫn hiện hữu trên từng phận người, để lại nỗi ám ảnh khó nguôi ngoai. Các thế hệ nạn nhân CĐDC phải gánh chịu những căn bệnh hiểm nghèo, dị tật bẩm sinh và đớn đau về thể xác, tinh thần. Chúng tôi có dịp gặp, nghe những 'cựu chiến binh da cam' kể chuyện để hiểu, rồi thương và kính phục tinh thần son sắt, thủy chung với cách mạng không dời đổi.
Sáng 27/8, tại Trung tâm hội nghị tỉnh (TP Bắc Giang), Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin tỉnh Bắc Giang tổ chức chương trình Tháng hành động vì nạn nhân CĐDC/dioxin năm 2024.
63 năm qua (10/8/1961 - 10/8/2024), thảm họa da cam để lại những nỗi đau xuyên thế kỷ, những nỗi đau luôn là nỗi ám ảnh đối với dân tộc Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ, nhưng nỗi đau chất độc da cam (CĐDC) vẫn còn hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày của hơn 700 người trong tỉnh. Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực nhằm chia sẻ khó khăn, động viên nạn nhân CĐDC vượt qua nỗi đau bệnh tật, vươn lên ổn định cuộc sống.
Không còn mặc cảm, tự ti vì khuyết tật hay ý định buông xuôi, nhiều nạn nhân chất độc da cam/Dioxin (CĐDC) trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực để có một cuộc sống tốt hơn. Sự thay đổi này luôn có sự chung tay, ủng hộ của Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin và cộng đồng.
Những năm qua, công tác chăm lo nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) luôn được các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh dành sự quan tâm đặc biệt bằng nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Qua đó, giúp nhiều nạn nhân và gia đình phần nào giảm áp lực bệnh tật, vượt qua nghịch cảnh để vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Các cấp, ngành của tỉnh Gia Lai đã có nhiều hoạt động chăm sóc, giúp đỡ về vật chất, tinh thần giúp nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Đó là nỗi đau của những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin và gia đình của họ. 63 năm trôi qua (kể từ ngày quân đội Mỹ rải chất độc da cam xuống Việt Nam), những người lính giờ đây tóc đã bạc, mắt đã mờ, lại kể về nỗi đau hiện hữu khi sinh ra những người con dị dạng, ngờ nghệch...
Sáng 9/8, tại Cung Trí Thức Hà Nội, số 1 Tôn Thất Thuyết, Tạp chí Kinh tế Môi trường cùng Hội nạn nhân chất độc da cam TP.Hà Nội tổ chức chương trình talkshow hưởng ứng ngày vì nạn nhân chất độc da cam 10/8.
Chiến tranh đã lùi xa hơn nửa thế kỷ, song nỗi đau da cam vẫn hiện hữu trong không ít gia đình. Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, những năm qua, các cấp Hội nạn nhân CĐDC/Dioxin tỉnh Bắc Kạn đã trở thành điểm tựa vững chắc giúp các nạn nhân CĐDC vượt qua nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống.
Mặc dù chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng vẫn còn hàng triệu người dân Việt Nam, trong đó có hàng chục nghìn người dân Thanh Hóa đang ngày ngày phải gánh chịu nỗi đau do chất độc màu da cam/dioxin. Bằng tình cảm, trách nhiệm, những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội cùng nhiều cá nhân trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, góp phần chung tay xoa dịu nỗi đau da cam.
Thắp lên ngọn lửa niềm tin để nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) và gia đình họ vơi dần nỗi đau chính là mối quan tâm hàng đầu của các cấp Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin trong hành trình khắc phục hậu quả chiến tranh. Vì vậy, nhiều chương trình, hoạt động được triển khai giúp các nạn nhân CĐDC vươn lên hòa nhập với cộng đồng, có thêm động lực vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hậu quả và nỗi đau da cam vẫn còn hằn sâu lên các thế hệ nạn nhân. Trong những năm qua, các cấp hội nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) trong tỉnh đã kêu gọi, kết nối với các tổ chức chính trị - xã hội, các ngành, doanh nghiệp, nhà hảo tâm vận động nguồn lực để sẻ chia khó khăn, xoa dịu nỗi đau da cam.Lãnh đạo Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Cao Lộc trao tiền hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho gia đình ông Hoàng Văn Binh, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau da cam vẫn còn dai dẳng trong nhiều gia đình. Thấu hiểu, chia sẻ cùng nỗi đau đó, những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin (NNCĐDC/Dioxin) tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ các nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp họ vượt qua nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống.
63 năm qua (10/8/1961 - 10/8/2024), thảm họa da cam để lại những nỗi đau xuyên thế kỷ, những nỗi đau luôn là nỗi ám ảnh đối với dân tộc Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Chiều 6/8, Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/Dioxin tỉnh Đắk Nông tổ chức gặp mặt, tặng quà nạn nhân CĐDC nhân kỷ niệm Ngày 'Vì nạn nhân CĐDC Việt Nam' (10/8).
Tròn một thập kỷ từ năm 1961 đến năm 1971, đế quốc Mỹ đã sử dụng vũ khí hóa học chất độc da cam/Dioxin trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Hành động ấy không chỉ hủy hoại môi trường, các hệ sinh thái mà còn tác hại đến sức khỏe con người từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong đó có hàng nghìn người con quê hương Đất Tổ đã bị nhiễm chất độc da cam.
Ngày 22/7, chi đoàn thanh niên các cơ quan: Báo Hưng Yên, Đài PT-TH tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh và Phòng Cảnh sát Giao thông (Công an tỉnh) phối hợp tổ chức đi thăm, tặng quà nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) tại huyện Phù Cừ.
Toàn huyện Văn Chấn có 101 người bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, trong đó có người trực tiếp tham gia kháng chiến và con đẻ của nạn nhân chất độc da cam (CĐDC). Đáng nói hơn, phần lớn nạn nhân CĐDC đều thuộc diện hộ nghèo, khó khăn.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tỉnh Hà Nam có 11.838 người hoạt động kháng chiến trong vùng Mỹ sử dụng chất độc hóa học. Đến nay, còn 4.105 người được hưởng chế độ là nạn nhân chất độc hóa học, trong đó có 2.775 nạn nhân trực tiếp, 1.330 nạn nhân gián tiếp.
Hơn 27 đơn vị thuốc với tổng trị giá khoảng 40 triệu đồng đã được cấp phát miễn phí cho các nạn nhân chất độc da cam/Dioxin huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Trong 6 tháng đầu năm, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Hà Tĩnh đã huy động hơn 3,5 tỷ đồng để triển khai hoạt động chăm sóc, hỗ trợ hội viên.
Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin thành phố Phủ Lý hiện có hơn 600 hội viên; trong đó, có 473 người phơi nhiễm trực tiếp, 150 người nhiễm gián tiếp. Nhằm xoa dịu nỗi đau da cam, thời gian qua, hội đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân vươn lên ổn định cuộc sống.
Dù thân thể không bình thường, sức khỏe giảm sút, nhưng nhiều nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin vẫn không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng địa phương.
Tiếp tục phát huy vai trò là chỗ dựa cho các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam (CĐDC)/dioxin, những năm qua, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện Đức Huệ, tỉnh Long An gần gũi, chia sẻ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần nhằm tạo điều kiện cho nạn nhân CĐDC/dioxin cải thiện đời sống, hòa nhập với cộng đồng.