Sáng 17-1, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội thảo xu thế tình hình khí tượng thủy văn năm 2025.
Năm 2024, bão số 3 Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm trở lại đây tàn phá nhiều khu vực nó đi qua. Những trận mưa lớn lịch sử gây ngập úng kéo dài hàng tháng trời, hàng loạt hồ đập đe dọa an toàn...
Nắng nóng và mưa bão trong năm 2024 xảy ra nhiều bất thường, liên tiếp phá vỡ những kỷ lục. La Nina đang hoạt động, dự báo thiên tai thời gian tới còn diễn biến khắc nghiệt.
Theo số liệu từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra trong năm 2024, tính đến giữa tháng 12, đã lên tới gần 90.000 tỷ đồng. Đây là con số cao nhất trong vòng 15 năm qua, vượt xa mức thiệt hại của năm 2023 và cao hơn khoảng 1,5 lần so với năm 2017 – năm ghi nhận thiệt hại lớn nhất trước đó (khoảng 60.000 tỷ đồng).
Bão số 10 (Pabuk) đang di chuyển hơi lệch Nam hơn so với những dự báo ban đầu. Hiện tại, các dự báo gần như đều thống nhất rằng Pabuk có khả năng không tan hoàn toàn trên biển mà sẽ đi vào đất liền nước ta.
Biển Đông đã đón cơn bão có lẽ là cuối cùng của năm 2024, ở nước ta gọi là cơn bão số 10. Theo dự báo hiện tại, bão số 10 sẽ tiếp tục mạnh lên ngay tại Biển Đông. Đây là điều rất hiếm có ở thời điểm này trong năm. Cơn bão này sẽ ảnh hưởng thế nào đến đất liền nước ta?
Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đã mạnh lên thành bão số 10 hoạt động trên Biển Đông. Bão gây mưa to đến rất to cho các địa phương vùng ven biển các tỉnh miền Trung tới TP Hồ Chí Minh.
Dự báo, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới, sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Từ đêm 23 đến đêm 25/12, Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông, mưa lớn tập trung trong ngày 24 và 25/12. Nhiều nơi có khả năng xảy ra lũ, lụt và sạt lở.
Chủ tỉnh UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu vừa ký công văn (hỏa tốc) gửi các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, vùng áp thấp có vị trí ở khoảng 5,0 độ vĩ bắc, 111,9 độ kinh đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, TP ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh.
Biển Đông xuất hiện áp thấp nhiệt đới khiến thời tiết chuyển xấu. Vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao 3,0-5,0m; biển động mạnh.
Dự báo thời tiết khu vực miền Bắc từ nay đến hết năm có thể ảnh hưởng bởi 3 đợt không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ hạ sâu, nhiều nơi có mưa.
Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng thủy văn (KTTV) Quốc gia, hiện tại hiện tượng ENSO đang trong trạng thái trung tính. Dự báo, thời kỳ từ tháng 10-12/2024, ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 60-70%.
Những đợt không khí lạnh về miền Bắc từ giờ đến hết năm đều có dấu hiệu yếu hơn các dự báo ban đầu. Trong khi đó, áp thấp nhiệt đới có tên Querubin đang ở gần Philippines được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và mạnh lên ngay tại đây.
Vùng áp thấp gần Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), ở Philippines đặt tên là Querubin. Liệu ATNĐ này có thành cơn bão sát dịp Giáng Sinh không, và nó có khả năng đi vào Biển Đông, ảnh hưởng đến đất liền nước ta không?
Trong tháng 12 với những đợt không khí lạnh về liên tiếp, Biển Đông vẫn có khả năng sắp đón bão hoặc áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) cuối cùng của năm 2024, bắt nguồn từ một áp thấp đang ở gần Philippines. Áp thấp này hiện tại đang thế nào, dự báo hôm nào có thể vào Biển Đông và có ảnh hưởng đến nước ta không?
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tiền Giang, trong mùa khô 2024 - 2025 tới đây, độ mặn 1 g/l có khả năng xâm nhập sâu từ 52 - 56 km.
Nhận định về cơn bão Man-yi, trước khi vào Biển Đông đạt cấp siêu bão, các chuyên gia khí tượng cho biết, tương tác với không khí lạnh sẽ làm cho cường độ và hướng di chuyển của bão có nhiều thay đổi và yếu đi, vậy vì sao có hiện tượng này?
Xác suất xuất hiện La Nina những tháng tới giảm đáng kể so với các dự báo trước đây. Không khí lạnh mạnh nhất xảy ra khoảng cuối tháng 12 với những đợt rét đậm, rét hại diện rộng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tại Nam Bộ triều cường sẽ dâng cao. Trong ngày 15/11, mực nước sẽ lên trên mức báo động 3 khoảng 7cm.
Trong khi bão số 8 Toraji còn đang hoạt động trên Biển Đông thì dự báo chỉ trong vài ngày nữa, bão Man-yi - đang mạnh dần lên và có thể đạt gần đến cấp siêu bão - sẽ đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 9 theo cách gọi của nước ta. Bão Man-yi có thể di chuyển thế nào và có khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta không?
Trong khi áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 7 - bão Yinxing) đang tiến sát đất liền các tỉnh Quảng Ngãi - Phú Yên thì ngoài khơi, bão số 8 đã tăng lên cấp 10 trên Biển Đông.
Bão Yinxing đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong khi cơn bão Toraji đang đạt cực đại khi quần thảo trên vùng bờ biển phía Tây đảo Luzon (Philippines).
Trong một tình huống rất hiếm, ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương đang có đến 3 cơn bão và một áp thấp nhiệt đới (sắp thành bão) hoạt động đồng thời. Trong đó, bão Yinxing đang ở Biển Đông. Một cơn bão nữa sắp vào Biển Đông, còn 2 cơn bão/ áp thấp nhiệt đới còn lại đi hướng về phía Philippines. Những cơn bão nối đuôi nhau khiến đường đi của chúng rối tinh vào nhau trên bản đồ.
Theo dự báo hiện tại, sẽ có một cơn bão hình thành ngay đằng sau bão Yinxing (cơn bão số 7), đường đi có thể cũng gần giống và vào Biển Đông chỉ sau bão Yinxing khoảng một tuần. Mà đó có thể không phải là cơn bão duy nhất sắp hình thành ở Tây Thái Bình Dương. Ở Philippines, người ta nói rằng dường như 'bão không ngừng nghỉ'.
Ngày mai (8/11), bão Yinxing sẽ đi vào Biển Đông với sức gió mạnh nhất gần tâm bão có thể giật cấp 17, tiệm cận mức siêu bão. Dự báo miền Trung sẽ hứng một đợt mưa lớn do hoàn lưu bão gây ra.
Cơn bão Yinxing đang ở cường độ cực đại, ở sát hoặc đã đạt cấp siêu bão theo thang đo của nước ta. Theo các dự báo hiện tại, Yinxing vẫn là bão rất mạnh khi đi vào Biển Đông, có thể trong ngày mai. Liệu cơn bão này có cập bờ ở miền Trung nước ta không, hoặc nó sẽ ở cường độ thế nào khi đến sát bờ biển?
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến bão Yinxing sau khi cơn bão này vào Biển Đông, nên các mô hình đang đưa ra những dự báo khá khác nhau. Đáng chú ý là có mô hình dự báo bão Yinxing sẽ đổ bộ nước ta.
Một áp thấp nhiệt đới đã hình thành ở Tây Thái Bình Dương và được dự báo sẽ sớm mạnh lên thành bão, di chuyển hướng về phía Bắc Philippines. Đã có mô hình dự báo rằng cơn bão này sẽ đi vào Biển Đông, trong trường hợp đó, nước ta sẽ ghi nhận nó là cơn bão số 7. Cụ thể thì áp thấp nhiệt đới này sẽ mạnh lên vào thời điểm nào và đường đi ra sao?
Dự báo khoảng ngày 2-3/11, trên Biển Đông có thể hình thành một vùng áp thấp, không loại trừ khả năng sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Bão Trami (Trà Mi/ cơn bão số 6) được một số cơ quan khí tượng theo dõi rất lâu vì nó có khả năng quay ra biển và mạnh trở lại. Tuy nhiên, đến hôm nay thì các điều kiện để tàn dư của bão Trami phát triển ngày càng không thuận lợi, nên nó sẽ tan. Nhưng mưa do ảnh hưởng của Trami ở nước ta còn kéo dài đến hôm nào?
Chiều 27/10, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự TP. Đà Nẵng đã có báo cáo nhanh và thống kê những thiệt hại ban đầu do bão Trà Mi gây ra.
Trami suy yếu thành ATNĐ, không loại trừ khả năng bão Kong-Rey đang hoạt động ở vùng biển ngoài xa phía Đông đảo Luzon tiếp cận vào Biển Đông.
Sau khi đổ bộ và đi sâu vào đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và TP Đà Nẵng bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó ngoặt hướng ra lại Biển Đông.
Chiều nay, sau khi đi sâu vào đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, bão Trà Mi đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Chiều 27/10, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh TT-Huế ra thông báo cho người dân ra đường đi lại bình thường từ 15h cùng ngày. Tuy nhiên, do bão chưa tan hẳn, người dân cần nâng cao cảnh giác, chủ động tránh trú đảm bảo an toàn khi có gió mạnh.
Một cơn bão mới đã hình thành ở Tây Thái Bình Dương, tên là bão Kong-rey. Nó sẽ có đường đi ban đầu hơi giống bão Trami (cơn bão số 6) và theo hướng di chuyển của Kong-rey thì khoảng cách giữa nó vào bão Trami sẽ dần bị thu hẹp. Liệu có thể xảy ra 'điệu vũ của hai cơn bão', hay còn gọi là hiệu ứng bão đôi?
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ra Công điện về việc ứng phó với bão Trami trên Biển Đông.
Bão Trami (Trà Mi) đã đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 6 của mùa bão năm nay. Ở Biển Đông, bão Trami được coi là một trong những cơn bão có đường đi kỳ lạ nhất. Nó có thể sẽ vòng qua vòng lại trên biển do chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có một cơn bão mới. Liệu bão Trami bị ảnh hưởng thế nào và nó có vào nước ta không?
Khả năng có một đợt mưa lớn sẽ được kích hoạt ngay sau cơn bão này, vùng mưa lớn nằm từ Hà Tĩnh tới Quảng Nam. Dự kiến mưa sau ngày 25/10 và kéo dài ít nhất 2-3 ngày với tổng lương mưa lên tới 500mm.
Áp thấp nhiệt đới ở khu vực phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão Trà Mi (bão Trami) và bão được dự báo sẽ đi vào Biển Đông vào ngày 25/10.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành công điện về việc ứng phó với mưa lớn, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông.
Ngày 21/10, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia đã có tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ở Bình Thuận và Phú Yên. Đồng thời cho biết, hiện nay ở khu vực phía Đông Philippin có một áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đang hoạt động, có khả năng mạnh lên thành bão.