Những đứa trẻ ngày nay được sống trong ngôi nhà hiện đại có không gian riêng tư và thường xuyên được tiếp cận với vô vàn thiết bị thông minh thì dường như cũng dần tách rời với thiên nhiên.
Những đứa trẻ ngày nay được sống trong ngôi nhà hiện đại có không gian riêng tư và thường xuyên được tiếp cận với vô vàn thiết bị thông minh thì dường như cũng dần tách rời với thiên nhiên.
Kể về những gì cuộc đời, về gia đình, về dòng họ của mình đã trải qua là một kho tàng những câu chuyện thiết thực, gần gũi, vô cùng quý giá với các con nhỏ cả về mặt giáo dục cũng như biết nguồn gốc gia đình.
Chuyến hành trình đầy ắp kỷ niệm đã đi vào những sân ga cuối. Năm cũ đã dần cạn tháng cạn ngày. Gió tháng Chạp hanh khô thổi từ phía mặt sông mang theo lời thầm thì da diết: Ngày cuối năm sắp về! Người ơi, xin đừng quên lời hẹn cũ! Bếp lửa hồng đang thức đợi cuối góc sân!
Những cựu học sinh miền Nam từng học tập, sinh sống tại Hải Phòng vẫn vẹn nguyên cảm xúc, sâu nặng ân tình về sự 'nhường cơm sẻ áo'...
Làng hóa thành binh trạm, nhà hóa doanh trại. Làng tôi (Minh Lệ, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch) là một trong hàng trăm ngôi làng như thế ở Quảng Bình thời đánh Mỹ.
Năm 2016, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản tập nhật ký thời chiến 'Liệt sĩ Đỗ Đình Xô và những dòng nhật ký không tiếng súng' do nhà báo Lã Quý Hưng sưu tầm, biên soạn. Khác với nhật ký của bao người lính viết trước và sau những trận đánh khốc liệt, cuốn nhật ký này là những dòng ghi chép về cuộc sống, tâm tư, tình cảm và đặc biệt là những đấu tranh nội tâm của người lính trong những ngày luyện tập để chuẩn bị vào chiến trường khói lửa.
Ngày xưa ở làng, hầu như gian bếp nhà nào cũng được bố trí giống nhau. Dãy nhà ba gian ở vị trí đầu tiên dùng để thờ cúng, là không gian tiếp khách và sinh hoạt của những người đàn ông trong gia đình. Nhà dưới, nhà ngang là nơi ăn uống, sắp đặt chạn gác, thùng phuy, là nơi ngủ nghỉ của cánh phụ nữ, trẻ con. Còn gian bếp là một khu nấu nướng được trổ ra hướng vườn, áp sát vào khu nhà ngang. Khu chái này thường có hai lối cửa ra vào, cánh cửa thứ nhất nối thông vào khu nhà ngang tiện cho người trong nhà đi lên đi xuống. Cánh cửa thứ hai thường là lối đi chính của những người phụ nữ chuyên phụ trách chuyện củi lửa, bếp núc. Mọi người sẽ ra vườn nhặt củi, hái rau, sẽ ra ang nước, giếng để rửa cá, rửa thịt, múc nước theo lối này.
'Tôi sinh ra trên những luống cày ở làng quê xứ Thanh, tôi lớn lên từ hơi ấm ổ rơm, tôi ra đi theo lời bài hát 'Tiến quân ca', những tâm sự ấy đã được thăng hoa hơn qua ngòi bút, nét cọ của họa sĩ Lê Mai'.
Trăng quê là biểu tượng của sự an yên, thanh bình nơi thôn dã, là tác nhân tạo nên những ký ức ngọt ngào, sâu lắng của nhiều thế hệ dân quê.
Tháng giêng làng xanh lúa chiêm chưa/ Mẹ nhẩm tính chừng nào hoa gạo đỏ/ Sấm dậy, mưa rào, lúa đầu bờ lấp ló... /Mẹ bồn chồn thương nhớ chuyện quê xưa!
Hữu Thông là một người viết lặng lẽ. Ông sinh ra ở vùng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) nhưng chủ yếu sống ở miền núi rừng Tây Bắc. Người đọc thơ thiếu nhi biết đến ông qua các tập thơ như: Gà Trống choai, Lợn con ủn ỉn, Sao Thần Nông....
Đọc 'Ngàn mùa hoa' của cố nhà văn Băng Sơn, độc giả không chỉ cảm nhận được nét đẹp của thiên nhiên mà còn thấy nét bình yên của nông thôn xưa.
Họp mặt kỷ niệm 70 năm thầy, trò học sinh miền Nam tỉnh Phú Yên trên đất Bắc vừa diễn ra ấm áp, đầy xúc động tại TP Tuy Hòa. Những người thầy, người cô, học sinh miền Nam tỉnh Phú Yên trên đất Bắc năm nào, nay đã tuổi cao sức yếu nhưng vẫn tề tựu đông đủ trong ngày họp mặt, cùng ôn lại những năm tháng học tập trên đất Bắc với niềm tự hào: những hạt giống đỏ của cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân đã gieo trồng.
Lật giở từng trang trong bộ 2 cuốn sách 'Ngàn mùa hoa' của cố nhà văn Băng Sơn, do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành, bạn đọc như lạc vào một không gian thiên nhiên đẹp đẽ, bình yên của vùng nông thôn xưa.
Nhà thơ Trần Công Tùng không phải là tác giả xa lạ với những người yêu thơ, của nhiều thế hệ học sinh ở Tiền Giang, bởi ông là chuyên viên phụ trách môn Ngữ văn ở Sở Giáo dục và Đào tạo, là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang.
Vụ mùa đến, những đụn rơm vàng óng trải khắp nơi. Lúa về nhà trước, rơm rạ về sau. Niềm hân hoan chân chất từ ruộng đồng khiến cho mỗi khi được mùa, nông phu như lặn chìm đâu mất sự vất vả nắng mưa.
Tôi lớn lên bên ông bà nội và mẹ. Ba đi công tác xa nhà, các anh chị đi làm, đi học xa. Mỗi tết đến, mọi người còn chưa về, tôi lại phụ giúp ông gói bánh. Bắt đầu từ năm bảy tuổi, ông giao cho tôi việc rửa lá dong. Lần đầu, giao việc gì cho tôi, ông cũng kiểm tra cẩn thận. Từng kẽ lá, cuống lá phải được kì sạch mà không được làm rách. Lá dong sau đó được để ráo nước trên một cái rổ tre.
Đã ngoài ba mươi tuổi nhưng mỗi dịp tết đến được nghe lại những câu hát quen thuộc về ngày tết, trái tim tôi như chậm lại một nhịp. Cả một kí ức về tuổi thơ đầy khó khăn nhưng ấm áp, nhất là vào những ngày tết luôn được tôi lưu giữ trong trái tim.
Về quê bây giờ có lẽ rất hiếm hoi mới bắt gặp hình ảnh người bà, người mẹ lui cui bên bếp rạ. Nhưng với những thế hệ từ 8X trở về trước, bếp rạ và mùi khói bếp cay xè ấy luôn là cả một bầu trời ký ức thân thương.
Dễ gì quên được mùa đông! Nỗi nhớ mùa đông cứ theo tôi cùng năm tháng, nhất là khi những cơn gió bấc theo về, những loài chim rủ nhau thiên di tránh rét, ký ức xưa lại hiển hiện trong tôi...
Dẫu là 'nhân vật có kỳ tài lỗi lạc, về ngôn ngữ, hành động, thường không chịu bó buộc theo quyền sáo thói thường', nhưng Nguyễn Công Trứ thành tài muộn, đường công danh lận đận.
Đông về lạnh lùng áo mỏng/ Chân trần đi học trong mưa.
Mùa thu vừa cựa mình, ấy vậy mà đã qua rất nhanh, nhường chỗ cho mùa đông lại đến... Quê hương vào mùa đông, những cơn gió mùa Ðông Bắc đột ngột tràn về, lùa vào trong da, tê tái lạnh run người, những đàn chim đang bay mải miết về phương nam tìm gió và nắng ấm. Rồi đến những ngày tiếp theo, ban ngày trời âm âm u u, ít nắng và lạnh thấu xương, nhiều ngày trời chuyển mình, những làn mưa phùn kèm theo gió bấc thổi như găm kim vào da thịt. Bạn hay tôi đang ở ngoài đường hay ở nơi nào đó vì công việc, đều muốn nhanh nhanh về nhà để xà vào nơi bếp ấm, huơ đôi bàn tay lạnh cóng bên bếp lửa hồng, như thuở khi mới lên chín lên mười xa xưa…
Từ lúc Súa được bà đỡ mát tay nhất vùng đưa ra khỏi lòng mẹ, bà đỡ đã nhìn ra điều khác biệt của Súa với những đứa trẻ khác. Mẹ Súa sinh khó, cha nhất quyết đi mời bà đỡ. Chứ bình thường, người đàn bà bụng mang dạ chửa của họ Vàng nhà Súa phải lót ổ rơm cạnh hốc đá cao sau nhà, mẹ phải tự vượt cạn một mình chứ không có sự giúp đỡ của ai. Bố Súa là người đàn ông hiện đại, bố không chấp nhận điều ấy, bố bảo với mẹ 'cửa sinh cũng là cửa tử, không có ai giúp lúc người phụ nữ yếu đuối nhất thế là không coi trọng sinh mạng con người, thế là hủ tục. Ðã là hủ tục thì phải thay đổi, phải bỏ đi thôi'.
Gần đến ngày lễ hội Halloween, thị trường bán đồ trang trí, hóa trang càng trở nên nhộn nhịp, sôi động với đủ chủng loại và mẫu mã. Đáng chú ý, cành bắp ngô lần đầu xuất hiện được nhiều gia đình chọn để trang trí.
Cuộc sống ngày nay ở thành phố, hàng xóm gần như không có nhu cầu trò chuyện, gắn kết cộng đồng. Nhà nào cũng ỉm ỉm cửa đóng then cài, mà quên mất cái tình làng nghĩa xóm 'tối lửa tắt đèn có nhau'.
Bài ca dao 'Ngồi buồn đốt một đống rơm' đã có nhiều hướng tiếp cận, phân tích khác nhau: 'Ngồi buồn đốt một đống rơm/ Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào/ Khói lên đến tận thiên tào/ Ngọc Hoàng phán hỏi: Đứa nào đốt rơm?'. Trên tinh thần tôn trọng các cách hiểu khoa học, bài viết xin bàn góp một tiếng nói, vẫn có thể là chưa đúng, chưa lột tả cho được cái thần thái hồn cốt của bài ca dao, do vậy xin được lắng nghe, học tập ở những trao đổi, phản biện tiếp theo.
Hoa hậu Hoàn vũ đổi luật, không giới hạn tuổi dự thi; Anh Thơ tiết lộ bản thân ít được che chở vì quá mạnh mẽ...
Anh Thơ tiết lộ rằng bản thân ít được che chở vì quá mạnh mẽ. Cô chọn một cuộc sống giản dị, tất cả đều ưu tiên cho các con.
Đạo diễn Mai Thanh Tùng chia sẻ, mỗi năm ê-kíp chúng tôi đều mang đến 'Ơn nghĩa sinh thành' một câu chuyện âm nhạc kể về tình cha nghĩa mẹ.
Người Tày ở xã Thượng Nông (Na Hang) vẫn giữ gìn và bảo tồn nguyên vẹn bí quyết làm men lá nấu rượu truyền thống từ xa xưa. Men lá được làm từ hơn 20 loại lá cây rừng và các cây dược liệu quý hiếm. Nghề làm men lá đã tạo nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người cũng sẽ bỏ đi. Hãy dựa vào chính nghị lực của mình con nhé! Hãy thành nhân trước khi thành danh.
Tôi trở về làng khi mùa gặt đã vãn. Những mô rạ gối đầu lên ruộng giữa ngày bình yên. Gió ùa vào lòng chiều hoài niệm xa xôi...
Chị một mình co ro trong gian nhà trọ tạm bợ của người dân sống gần khu trại giam. Chỉ một cái chăn đơn mỏng manh với chiếc chiếu trải lên ổ rơm, bình thường chắc chị không chịu nổi bởi từ bé chị đã rất sợ mùa đông, sợ những cơn gió rét buốt đến tím người. Nhưng hôm nay, chị không còn sợ nữa, vì trong kia, con của chị đang cô đơn trong tâm trạng của những kẻ tù tội.
Cứ đến mùng 8 tháng Giêng hàng năm, người dân làng Thị Cấm (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) và khách thập phương lại có mặt tại đình làng để tham gia Hội kéo lửa, thổi cơm thi truyền thống.
Nếp nhà cũ của gia đình tôi có mái ngói 4 gian, sân làm bằng xỉ than trộn vôi đầm kỹ. Thời nghèo khó, có cơ ngơi ấy cũng thuộc dạng khá giả ở làng.
Nồi bánh chưng có lẽ là hình ảnh quen thuộc nhất của ngày Tết, nhà nào cũng gói, bất kể giàu nghèo. Tôi lẽo đẽo theo bố cả buổi, nào là rửa lá, vo gạo, đồ nhân…