Để có một 'Mùa xuân đầu tiên', khúc ca reo vui theo điệu valse dìu dặt của nhạc sĩ Văn Cao trong ngày đất nước thống nhất, thì chúng ta đã có biết bao bản hùng ca, hành khúc cất lên khắp dãy Trường Sơn khói lửa, giữa miền bưng biền Cửu Long hay miền Bắc hậu phương lớn kiến thiết dựng xây dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù. Cuộc kháng chiến thần thánh và chính nghĩa của bao thế hệ người Việt là con đường trải qua muôn vàn gian khổ, hi sinh để đi đến hòa bình; biết bao nhiêu máu và nước mắt đã ngập tràn trên khắp mọi miền mới có được Tổ quốc Việt Nam thân yêu liền một dải.
Nhà thơ Trần Hòa Bình, SN 1956, quê Ba Vì, Hà Nội, tốt nghiệp và giảng dạy tại khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội rồi về giảng dạy tại khoa Báo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Anh có nhiều tác phẩm in riêng và in chung gồm: thơ, phê bình thơ, truyện thơ, giới thiệu văn thơ thiếu nhi, các tuyển tập văn học dân tộc và miền núi.
Lương Thùy Linh là nữ nghệ sĩ mang quân hàm Trung tá và được mệnh danh là hoa khôi làng chèo đất Bắc. Ngoài ra, ở tuổi 40, cô được phong danh hiệu NSND.
Trung tá, NSND Lương Thùy Linh sở hữu vẻ đẹp ngọt ngào và giọng hát mượt mà. Chị đã lập trang cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội để lan tỏa giá trị nghệ thuật chèo đến đông đảo khán giả yêu mến làn điệu chèo.
Thời gian qua, Trung tá, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Lương Thùy Linh (Phó đoàn trưởng Đoàn 1, Nhà hát Chèo Quân đội) đã lập trang cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube - 'Thùy Linh Chèo', 'Lương Thùy Linh Channel'; Facebook và TikTok - 'NSƯT Lương Thùy Linh' để lan tỏa giá trị nghệ thuật chèo đến đông đảo công chúng. Chị quan niệm, trách nhiệm của người nghệ sĩ là lan tỏa hơn nữa giá trị của chèo để 'trả ơn' tổ nghiệp.
Lúc sinh thời, cố nhạc sỹ Văn Cao chia sẻ: Ông không thể nào quên cảnh tượng của ngày 17/8/1945 trong cuộc mít tinh tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Thật bất ngờ khi trên bao lơn của Nhà hát, một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn được thả xuống, một thành viên trong Đội danh dự Việt Minh sau khi tung cờ, nhảy xuống cầm micro hát bài 'Tiến quân ca'.
Đỗ Trung Lai
Khi Đặng Trần Côn (khoảng 1705-1745) viết 'Chinh phụ ngâm khúc', toàn cõi Việt đều chìm trong khói lửa chiến tranh và nổi loạn, bối cảnh ấy đã thôi thúc ông viết một khúc trường thi tâm tình của người vợ xa chồng.
Nhà giáo, nhà thơ Đoàn Nhật Hồ (bút danh Hàn Sĩ)ở miền sông nước Tiền Giang, khi đến với địa hạt văn chương bằng niềm đam mê và sự chiêm nghiệm nhân sinh, khát vọng tươi đẹp cho đời. Nhà thơ rung động, cảm xúc bằng tình yêu rộng nghĩa: yêu đấng sinh thành, yêu quê hương, thầy cô giáo, bằng hữu, người mình yêu… Tạp chí Văn hóa và Phát triển trân trọng giới thiệu chùm thơ của Đoàn Nhật Hồ đến bạn đọc cùng thưởng thức.
Bản nhạc 'Tiến quân ca' do chính nhạc sĩ Văn Cao chép tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam (22/12/1994), chưa đầy 1 năm trước khi ông mất đã trở thành kỷ vật thiêng liêng với bao câu chuyện về Ngày độc lập, đang được trang bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Nếu gặp gỡ mà tôi có được với bà quả phụ Huy Cận, là một gặp gỡ Ngậm ngùi, vì sự ra đi vĩnh viễn của tác giả Lửa thiêng thì cuộc gặp gỡ tôi có được với tác giả những ca khúc đã trở thành bất tử, như: Mơ hoa, Ngày về, Quê hương, Khúc hát thương binh... lại là một gặp gỡ đầm ấm, hạnh phúc trong căn nhà nằm sâu trong một con ngõ của phố cổ Hàng Bạc, Hà Nội.