Đường giao thông nông thôn từ xóm Tam Văn nối xóm Xè 1 (xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) có chiều dài 2.390,9m, được phê duyệt tổng mức đầu tư lên tới 14,9 tỷ đồng. Theo tính toán, trung bình 1 km đường hoàn thiện (trừ chi phí dự phòng) sẽ tiêu tốn 4,7 tỷ đồng tiền ngân sách.
Một dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn tại xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ vừa thi công xong chưa được bao lâu trên mặt đường đã xuất hiện nhiều vết nứt, cống thoát nước đổ nghiêng. Có đoạn mặt đường bị rỗ, mương nước nứt nẻ, cống bị tắc, nước chảy tràn qua mặt đường gây sạt lở.
Sau mỗi lần mưa bão, đứng trước cảnh tượng đổ nát hoang tàn, lòng tôi chỉ thấy dâng ngập những nỗi xót xa.
Chiều 24/9, quận Ba Đình tổ chức biểu dương khen thưởng công tác phòng, chống lũ và khắc phục hậu quả cơn bão số 3, chống lũ lụt khu vực phường Phúc Xá.
Theo thống kê đến ngày 16/9, bão số 3 làm hơn 82.000 cây xanh bị gãy đổ. Đến nay, TP. Hải Phòng cơ bản hoàn thành thu dọn cũng như trồng dựng lại các cây xanh.
Ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, gây mưa lớn, kéo dài, tại bản Ngậm, xã Song Pe, huyện Bắc Yên xuất hiện những vết nứt kéo dài có nguy cơ sạt lở, đe dọa tính mạng 108 hộ, hơn 520 nhân khẩu của bản. Việc di chuyển người, tài sản đến nơi an toàn đang được các lực lượng chức năng của huyện Bắc Yên triển khai gấp rút, không quản ngày đêm.
'Ngày nào mà còn học sinh chưa đến trường thì ngày đó cấp ủy, chính quyền, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai, các cơ sở giáo dục còn phải bám trường, bám lớp để giải quyết cho xong' - Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm chỉ đạo.
Cùng với việc yêu cầu khẩn trương thu dọn cây gãy đổ do bão số 3, lãnh đạo Thành phố Hà Nội đề nghị các cơ quan liên quan cố gắng trồng lại những cây trăm tuổi, hoặc những cây vẫn còn khả năng hồi phục. Vậy, cách trồng lại cây đã gẫy đổ, bật gốc,… như thế nào?
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hải Phòng, tại khu vực đô thị có khoảng 22.030 cây xanh bị gãy đổ do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Cùng với nhiệm vụ thu dọn, giải phóng hiện trường cây xanh bật rễ, gãy đổ do bão số 3 trên địa bàn Hà Nội, các đơn vị chức năng cũng đã bắt đầu dựng lại và gia cố các cây bị nghiêng, đổ.
Á hậu Ngô Thanh Thanh Tú đã đăng tải hình ảnh tả tơi tại biệt thự của mình khi gặp nhiều thiệt hại sau cơn bão đi qua.
Chiều 11/9, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng chủ trì họp nghe báo cáo về việc thu gom, dựng lại cây xây bị gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn TP.
Đêm 10/9, đơn vị thi công đã gấp rút tháo dỡ ngôi nhà 3 tầng nghiêng tại số 46 Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Theo số liệu tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do ảnh hưởng của bão số 3, tổng diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả bị ảnh hưởng hơn 9.154 ha. Trong đó, diện tích lúa mùa 8.519,6ha (3.021 ha lúa bị đổ rạp); cây rau màu 432 ha; cây ăn quả 203 ha (chuối). Ngoài ra, có hơn 1.000 cây ăn quả khác bị gãy, đổ.
Ngày 10/9, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết đã tiến hành đặt hàng rào an toàn ngăn đầu phố Tô Tịch với Hàng Gai, cẳt cử dân phố, công an bảo vệ khu vực ngôi nhà bị nghiêng có nguy cơ đổ sập.
Ngày 10-9, Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, hiện tại đã tiến hành đặt hàng rào an toàn ngăn đầu phố Tô Tịch - Hàng Gai, đồng thời, phân công bảo vệ dân phố, công an bảo vệ khu vực hiện trường ngôi nhà bị nghiêng có nguy cơ đổ sập trong khu vực.
Nhằm giúp Hà Nội, Hải Phòng nhanh chóng khắc phục hậu quả cơn bão số 3, Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TPHCM đã cử lực lượng ra hỗ trợ với 49 người cùng các trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ công tác cắt, tỉa cây xanh, dọn dẹp đường phố.
Ngôi nhà 46 Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), gồm 3 tầng và 1 tum, đã bất ngờ bị nghiêng gần 1m sang hướng phố Tô Tịch, do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi.
Nhằm hỗ trợ khắc phục hậu quả do cơn bão Yagi (bão số 3) gây ra, ngày 9-9, đoàn công tác gồm các cán bộ, nhân viên của Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TPHCM đã đến Hà Nội và Hải Phòng để hỗ trợ các địa phương này thu dọn, cắt tỉa các cây xanh gãy đổ do bão số 3 gây ra.
Do ảnh hưởng của bão Yagi, một số khu vực đang mất điện. Vì vậy, nhiều cây xăng phải chạy máy phát để xuất hóa đơn.
Thông tin về tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu tại một số tỉnh, thành phố phía Bắc, Bộ Công Thương đầu giờ chiều nay 9-9 cho biết, thương mại tại các tỉnh cơ bản ổn định, hàng hóa thiết yếu, xăng dầu được bảo đảm, không xảy ra biến động lớn về giá, ngoại trừ rau xanh tăng giá.
Đến chiều tối ngày 8/9, nhiều tuyến phố của Hà Nội cây xanh gãy đổ do bão số 3 vẫn nằm la liệt, một số nơi chưa đảm bảo an toàn cho người đi bộ. Các lực lượng chức năng và người dân trên nhiều tuyến phố của Hà Nội vẫn tập trung xử lý hàng loạt cây xanh bị gãy, đổ với mục tiêu đảm bảo giao thông thuận lợi nhất cho người dân trở lại với công việc vào tuần mới (từ ngày 9/9).
Do ảnh hưởng của cơ bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có mưa to và gió mạnh. Theo thống kê của Công ty Điện lực Thái Nguyên (PC Thái Nguyên), trong ngày 7-9 có 34 phân đoạn đường dây trung áp gặp sự cố; tính đến 19 giờ ngày 8-9, trên lưới điện tỉnh còn 8 phân đoạn đường dây có sự cố, ảnh hưởng đến 12.325 khách hàng sử dụng điện.
Gần trưa 8/9, tại di tích lịch sử Thành cổ Lạng Sơn (còn gọi là Đoàn thành) phía cổng Nam, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn xảy ra tình trạng sạt lở và thanh chắn hạn chế chiều cao phương tiện đi lại qua thành cổ bị đổ.
Sau khi bị bão số 3 quét qua, rất nhiều cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) đã bị bật gốc, gẫy đổ, trong đó có hàng chục cây lát hoa được trồng năm 2015, nhằm thay thế cho cây mỡ được trồng trước đó không lâu.
Sau trận bão số 3, hàng loạt cây xanh đã bật gốc, gãy đổ. Giới kiến trúc sư đã chỉ ra lý do vì sao cây xanh ở Hà Nội dễ bật gốc và cũng góp ý Thủ đô nên thay đổi lại cách trồng cây trên phố.
Tính đến thời điểm trưa ngày 8/9, trên địa bàn tỉnh còn 12/54 lộ xuất tuyến từ trạm 110Kv mất điện. Tổng số kháng hàng đang bị mất điện là 37.905 hộ ở các huyện Đà Bắc, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc thủy, Yên Thủy, Tân Lạc, Mai Châu và thành phố Hòa Bình.
Vào khoảng 9 giờ 45 phút ngày 8/9, tại di tích lịch sử Thành cổ Lạng Sơn (Đoàn thành) phía cổng Nam, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn xảy ra tình trạng sạt lở và thanh chắn hạn chế chiều cao phương tiện đi lại qua thành cổ bị đổ, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông khi đi qua đoạn đường này.
Mưa lớn kèm gió giật mạnh do ảnh hưởng của bão số 3 vào chiều ngày 7/9 và rạng sáng nay 8/9 tại Hà Nội đã khiến nhiều nhiều cột biển báo giao thông bị xiêu vẹo, gãy đổ hàng loạt trên đường.
Hà Nội cùng một số tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 bảo đảm nguồn cung hàng hóa, cơ bản các điểm bán đã mở của hoạt động bình thường phục vụ người dân trong sáng 8/9, giá cả tăng nhẹ.
Theo Vụ Thị trường trong nước, sau bão số 3, các điểm bán đã mở của hoạt động bình thường phục vụ nhân dân, nguồn cung dồi dào, tuy nhiên, việc vận chuyển hàng hóa đến các đến các điểm bán bị chậm do cây đổ, tình hình giao thông gặp khó khăn.
Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) trưa nay 8-9, cho biết, các siêu thị, cửa hàng xăng dầu... hầu như hoạt động bình thường. Việc vận chuyển hàng hóa bị ảnh hưởng không nhiều, giá cả tại chợ dân sinh tăng nhẹ.
Nhiều tuyến đường tại phố cổ Hà Nội sáng nay chưa thể lưu thông do cây cổ thụ bị gãy đổ.
Theo Sở Công Thương TP Hải Phòng, tính đến 8h sáng nay, trên địa bàn TP vẫn mất điện, mất nước, mạng di động, 4G không ổn định.
Sáng 8/9, sau khi bão số 3 đi qua, UBND quận Ba Đình đã chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương xử lý các sự cố, nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn quận.
Thống kê sơ bộ của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, có khoảng 120 chuyến bay gồm 103 chuyến bay nội địa và 17 chuyến bay quốc tế bị hủy do ảnh hưởng của bão Yagi.
Vào lúc 18h ngày 7-9, giữa lúc cơn bão số 3 đang vào thời điểm mạnh nhất, một cây xà cừ cổ thụ đã đổ vào nhà dân có địa chỉ tại số 1B Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội…
Từ sáng sớm nay, lực lượng chức năng của TP Hà Nội đã bắt đầu dọn dẹp sau khi bão số 3 quét qua Thủ đô.
Sáng nay (8/9), sau cơn bão số 3, hàng loạt cây xanh ở Hà Nội, bị bật gốc. Người dân cần chú ý dây điện mắc trên cây và những cành cây trên cao có thể rơi xuống, gây nguy hiểm.
Tính đến 5h ngày 8/9, quận Ba Đình có 329 sự cố cây đổ, đã xử lý 279 sự cố; 11 sự cố gãy, đổ cột điện, dây viễn thông, trạm biến áp, đã xử lý được 8 sự cố; 10 sự cố tốc mái nhà đã được xử lý.
Sáng 8/9, nhiều người dân Hà Nội ra đường cảm thấy bàng hoàng trước cảnh tan hoang trên nhiều tuyến phố sau khi tâm bão Yagi quét qua Hà Nội tối 7/9.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, bão số 3 (bão Yagi) khiến nhiều trạm biến áp, cột điện tại các tỉnh, thành ven biển gãy, đổ, hỏng.
Do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), tính đến chiều 7/9, trên địa bàn huyện Đan Phượng có 46 cây xanh bị gió quật đổ, gãy. Lực lượng chức năng của địa phương đã nhanh chóng kiểm tra, xử lý, bảo đảm an toàn cho người dân và công trình.
Theo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, tính đến 15h ngày 7/9, tại Quảng Ninh có tổng số 52/52 đường dây 110kV và 21/21 trạm biến áp đã tách khỏi vận hành, toàn tỉnh mất điện. Nhiều địa phương khác cũng mất điện trên diện rộng.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thái Bình, mưa kèm theo gió giật mạnh đã làm cho loạt cây xanh đổ la liệt, nhiều nơi mất điện trên diện rộng.
Trong chiều 7/9, trên địa bàn tỉnh Nam Định, nhiều cây xanh bị bật gốc, cột điện bị đổ do ảnh hưởng của cơ bão số 3 (Yagi).