UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Tài nguyên nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống đê điều trên địa bàn thành phố.
Thành phố Hà Nội đã đầu tư, xử lý cấp bách 10 điểm sạt lở nghiêm trọng, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều. Các đơn vị hiện đang tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án.
Trước tình hình các vụ vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi tồn đọng và tiếp tục phát sinh mới, Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT) phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý dứt điểm các vi phạm. Đồng thời đề nghị tỉnh có giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, nâng cao năng lực quản lý, khai thác, đảm bảo an toàn các công trình đê điều, thủy lợi, phát huy tối ưu hiệu quả phục vụ sản xuất và phòng, chống thiên tai.
Con đường gốm sứ từng là niềm tự hào của người dân Thủ đô Hà Nội bởi vẻ đẹp và chiều dài ấn tượng 3.850m chạy dọc qua nhiều tuyến phố. Hiện một phần tranh gốm đã bị phá vụn để phục vụ công trình mở rộng cửa khẩu đê, bên cạnh đó nhiều đoạn cũng đang xuống cấp nghiêm trọng.
Dài gần 3km, tuyến đường đê Hang Son nối TP Uông Bí và TP Đông Triều đã xuống cấp từ lâu, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí nên việc đầu tư sửa chữa chưa biết khi nào mới được triển khai.
Sau sự cố sụt lún đê Tả Đáy, đoạn qua địa bàn phường Yên Nghĩahồi cuối tháng 10/2024, quận Hà Đông đã nhanh chóng thực hiện các bước phê duyệt, triển khai dự án nâng cấp, cải tạo đĐê Tả Đáy, thuộc địa bàn quận.
Tuyến đường đê Hang Son, ở phường Phương Nam, TP. Uông Bí (Quảng Ninh) hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, mặt đê vỡ nát, nhiều hố sâu, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT đối với người và phương tiện qua lại.
Tình trạng xuống cấp tại các dốc kết nối một số trục đường tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, với tuyến đường đê sông Hồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và là nguyên nhân dẫn tới một số vụ tai nạn giao thông.
Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Với chiều dài khoảng 22km, đê hữu Đáy lâu nay là trục giao thông xương sống của các xã Thụy Hương, Lam Điền, Hoàng Diệu, Văn Võ, Phú Nam An, Hòa Chính. Tuy nhiên, hiện toàn bộ tuyến đường đê đã xuống cấp nghiêm trọng.
Rõ vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; thêm kỹ năng phát hiện, xử lý sự cố đê điều ngay từ giờ đầu... Đó là kết quả nổi bật trong các buổi diễn tập thực hành tình huống thiên tai do Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai Hà Nội phối hợp với các địa phương tổ chức thời gian vừa qua.
Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tại Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, năm 2024. Hội nghị được Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (PCTT) - Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 22/11 tại thành phố Hòa Bình.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn vừa ký quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp để khắc phục sự cố đê điều đã xảy ra do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa, lũ gây ra trên 7 tuyến đê cấp IV, cấp V ở địa bàn huyện Yên Dũng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn vừa ký Quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp để khắc phục sự cố đê điều đã xảy ra do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa, lũ gây ra trên 7 tuyến đê cấp IV, cấp V trên địa bàn huyện Yên Dũng.
Hà Nội có hơn 626km đê được phân cấp, trong đó, khoảng 38km đê hữu Hồng là đê cấp đặc biệt. Những năm qua, công tác xây dựng tuyến đê kiểu mẫu, bảo đảm đa mục tiêu được Hà Nội đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thí điểm, nhân rộng.
Bất chấp cảnh báo nguy hiểm, nhiều người vẫn ngang nhiên vượt rào đi qua khu vực đang xảy ra sụt lún ở đê Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
Lực lượng chức năng đã tạm cấm xe di chuyển trên đoạn đê sông tả Đáy, thuộc phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông (Hà Nội) sau khi xuất hiện 3 điểm sụt lún. Phương án khắc phục sự cố này đang được khẩn trương triển khai.
Trong phòng, chống thiên tai, đê bối (tuyến đê cấp V) và các khu vực bãi sông nằm trong không gian thoát lũ có vai trò đặc biệt quan trọng. Sau bão số 3, nhiều công trình xói lở nghiêm trọng; quy trình quản lý, vận hành bộc lộ một số bất cập, hạn chế. Ngành chức năng và chính quyền các cấp đang triển khai nhiều giải pháp khắc phục, bảo đảm an toàn đê điều, nâng cao năng lực thoát lũ.
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã trở thành khái niệm quen thuộc với người dân khi những đợt nắng nóng, mưa lớn, hạn hán, nước biển dâng... diễn ra không theo quy luật, phức tạp, khó dự đoán và khốc liệt ở nhiều địa phương.
Những năm qua, đoạn đê tả sông Đáy qua địa phận phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội) đã được nâng cấp ở nhiều vị trí, tuy nhiên vẫn có nhiều đoạn xuống cấp trầm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa công bố tình huống khẩn cấp sự cố đê điều đã xảy ra do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ gây ra các tuyến đê cấp V, huyện Lục Nam.
Cách đây 65 năm, Bác Hồ đã về thăm và động viên bà con nông dân Ninh Bình. Những lời dạy của Người về sản xuất nông nghiệp luôn là kim chỉ nam để ngành nông nghiệp tỉnh ta vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Trước diễn biến thiên tai ngày càng thất thường, những năm qua, TP. Phổ Yên liên tục đầu tư xây dựng, củng cố, nâng cấp các công trình đê điều; xây dựng các phương án hộ đê và chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện, nhân lực để chủ động ứng phó khi có tình huống…
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 9/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mới đây, UBND tỉnh quyết định trích 7 tỷ đồng kinh phí từ Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh hỗ trợ huyện Yên Thế và Yên Dũng khắc phục sự cố sạt lở đê điều.
Do nước lũ dâng cao sau bão số 3 khiến nhiều vị trí trên các tuyến đê trong tỉnh bị rò rỉ, thẩm lậu. Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã nhanh chóng vào cuộc triển khai giải pháp khắc phục trước mắt, song về lâu dài rất cần được quan tâm đầu tư, củng cố, nâng cao năng lực chống lũ cho các tuyến đê.
Từ đầu năm đến nay, nền kinh tế của tỉnh Ninh Bình đang có bước phát triển nhanh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh 6 tháng đầu năm đạt 8,19%, xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và xếp thứ 6/11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng. Trên đà khôi phục, phát triển và cùng với quyết tâm cao của tỉnh ta, mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP cả năm 2024 là 8% trở lên (vượt chỉ tiêu đề ra là 7,6%) hoàn toàn có cơ sở trở thành hiện thực.
Sáng 27/9, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa gồm các đại biểu: Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Cao Mạnh Linh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Trần Văn Thức, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, đã có buổi tiếp xúc cử tri TP Sầm Sơn trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 26-9, UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó cơn bão số 3, triển khai nhiệm vụ khắc phục hậu quả, hỗ trợ tái thiết sau thiên tai.
Theo thống kê của Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNN), tính đến ngày 24-9-2024, đợt mưa lũ lớn do bão số 3 đã gây ra 795 sự cố đê điều trên địa bàn 15 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, trong đó có 432 sự cố xảy ra trên các tuyến đê từ cấp III trở lên và 363 sự cố xảy ra trên các tuyến đê dưới cấp III.
Theo thống kê, tỉnh Ninh Bình bị thiệt hại trên 376 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ gây ra trên địa bàn toàn tỉnh.
Mưa lớn, nước lũ dâng cao, đê sông Mã xuất hiện rò rỉ, nước thấm qua thân đê uy hiếp sự an toàn của hơn 3.000 người dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa đã phải huy động cả trăm cán bộ, chiến sĩ phối hợp khắc phục sự cố
Trong đêm 23 và rạng sáng 24-9, 500 cán bộ, chiến sĩ cùng người dân được huy động để vá đê sông Mã sau khi nước lũ dâng cao gây ra thấm dột.
Ngày 21/9, tỉnh Vĩnh Phúc công bố Quyết định số 1367/QĐ-CT của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tình huống khẩn cấp về thiên tai và Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp xử lý sự cố sạt lở bờ sông Lô tương ứng đoạn từ K0+650-K0+850 đê tả Lô, địa phận xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô.
Hoàn lưu bão số 3 đã gây ra thiệt hại nặng nề cho nông dân xã Hà Thanh (Tứ Kỳ, Hải Dương) với hàng trăm tấn cá lồng bị mất và hầu hết diện tích chuối xuất khẩu bị tàn phá.
Hiện nay, một số tuyến đê không thể chống tràn do mực lũ quá lớn, cần được đầu tư nâng cấp, tu bổ để đáp ứng được những diễn biến bất thường của thời tiết.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương rút lệnh báo động I trên hệ thống sông Thái Bình địa bàn tỉnh từ 11 giờ ngày 18/9.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định công bố tình huống khẩn cấp đối với sự cố rò rỉ tại bể xả Trạm bơm Cống Bún (thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang).
Hiện mực nước sông Thương đã dần rút, áp lực mưa lũ giảm, người dân hai bên bờ sông an tâm, dọn dẹp tái thiết cuộc sống. Tuy nhiên, người dân trong vùng không thể quên tình huống khẩn cấp: Sự cố rò rỉ tại bể xả Trạm bơm Cống Bún vào chiều 12/9.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương mới ký quyết định công bố tình huống khẩn cấp tại bể xả Trạm bơm Cống Bún - nơi có nhiệm vụ chống lũ sông Thương.
Ngày 16/9, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang quyết định công bố tình huống khẩn cấp sự cố rò rỉ tại bể xả Trạm bơm Cống Bún.