Sáng 4/10, Tổ 2, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng gồm các đồng chí: Lâm Văn Đoan - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội; K' Nhiễu - Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Đạ Tông (huyện Đam Rông) trước Kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XV.
Trên mảnh đất Nam Tây Nguyên - nơi chung sống của 47 dân tộc anh em, vẫn luôn có những con người đi đầu, tiên phong trong nhiều lĩnh vực để từng ngày đổi thay cuộc sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dù ở độ tuổi nào; dù là người K'Ho, Churu bản địa hay người Tày, Nùng,... di cư từ phía Bắc xa xôi, họ đều là những 'bông hoa' tỏa sắc giữa buôn làng, miệt mài cống hiến cho quê hương.
Việc triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn huyện Đam Rông trong thời gian qua, đã góp phần tạo sinh kế, giúp bà con nông dân trên địa bàn tăng thu nhập, cải thiện đời sống; từ đó, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống.
UBND huyện Đam Rông vừa ban hành Kế hoạch phát triển bền vững ngành dâu tằm tơ trên địa bàn huyện đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Sáng 13/6, huyện Đam Rông tổ chức Hội thi dàn dựng chương trình nghệ thuật 'Đam Rông tuổi 20' chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập huyện Đam Rông (30/12/2004 – 30/12/2024).
Ngày 5/9, nhân dịp khai giảng năm học mới, các đơn vị, doanh nghiệp đã dành tặng nhiều phần quà ý nghĩa và học bổng cho học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn tỉnh.
Câu lạc bộ (CLB) Văn hóa cồng chiêng gắn với phát triển du lịch của đồng bào dân tộc M'Nông tại thôn Đạ Nhinh, xã Đạ Tông (CLB Cồng chiêng thôn Đạ Nhinh), vừa ra mắt, nhằm quảng bá, bảo tồn, trao truyền và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, thu hút du khách đến địa phương...
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trong đồng bào dân tộc là những người tiêu biểu, gương mẫu, cốt cán trong các phong trào của địa phương, 'giữ lửa' ở các bản, làng.
Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày nay, vấn đề tai nạn giao thông, vi phạm Luật Giao thông đường bộ vẫn là một vấn đề nóng hổi, nhận được sự quan tâm của xã hội. Để giải quyết những thách thức này, việc xây dựng văn hóa giao thông trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, song song với việc cải thiện hạ tầng giao thông.
Vượt qua đỉnh Phú Sơn trập trùng mây phủ, chúng tôi đặt chân đến miền đại ngàn Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Cùng một ngọn đèo, nhưng sườn bên này gọi là Phú Mỹ, lác đác vài mái nhà giữa điệp trùng rừng thẳm, khác xa cảnh dân cư đông đúc phía bên kia. Quốc lộ 27 trải dài với những đèo dốc ngoằn ngoèo mê mải gối đầu lên nhau, miên man một màu xanh hun hút.
Huyện Đam Rông đang phát triển 3 tiểu vùng kinh tế theo quy hoạch đến năm 2040 đã được UBND tỉnh phê duyệt vào ngày 6/10/2023.
Năm 2004, Đam Rông được thành lập trên cơ sở gộp 5 xã thuộc diện nghèo khó nhất huyện Lâm Hà: Liêng S'rônh, Đạ R'sal, Phi Liêng, Đạ K'nàng, Rô Men và 3 xã cũng thuộc diện khó khăn nhất của huyện Lạc Dương: Đạ M'rông, Đạ Tông, Đạ Long. Từ xuất phát điểm thấp và khó như vậy nên nhiều người đã ví Đam Rông là sự kết hợp của 2 cái nghèo cũ thành 1 cái nghèo mới, quy mô lớn hơn và khó khăn cũng khó hơn, nghèo chồng nghèo, khó chồng khó.
Sáng 24/8, tại các xã vùng Đầm Ròn, đoàn công tác Quận ủy, UBND Quận 1, TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND huyện Đam Rông tổ chức Chương trình 'Quận 1 – TP Hồ Chí Minh kết nối, hỗ trợ huyện Đam Rông'.
Huyện Đam Rông vừa tổ chức ra mắt Mô hình văn hóa cồng chiêng gắn với phát triển du lịch của đồng bào dân tộc M'Nông, tại thôn Đạ Nhinh, xã Đạ Tông (Câu lạc bộ cồng chiêng thôn Đa Nhinh).
Ngày 22/8, Ban Chỉ đạo Hoạt động hè huyện Đam Rông tổ chức Liên hoan Tiếng hát Hoa phượng đỏ năm 2024.
Nét riêng làm nên sự độc đáo của nghi lễ cưới người M'nông (xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) chính là việc người con trai hoàn toàn chủ động trong hôn nhân nhưng sau đám cưới vẫn ở rể phía nhà vợ.
Từ ngày 8 đến ngày 10-8, đoàn công tác Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Mạnh Hùng, Phó cục trưởng Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng đã đến kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung, mô hình, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2022, 2023 và tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2024 tại Đoàn Kinh tế- Quốc phòng Lâm Đồng, Quân khu 7.
Ngày 2/8, tại Khu bảo tồn Văn hóa Dân tộc xã Đạ Tông, huyên Đam Rông tổ chức chương trình phục dựng tái hiện Lễ cưới xin (Lèh Tam bau) của dân tộc M'nông.
Từ một miền rừng hoang sơ với đa phần là đường đá cấp phối, đường đất và đường mòn, qua 14 năm xây dựng nông thôn mới, hàng ngàn hộ gia đình đã hiến đất làm đường để Đam Rông hôm nay có những con đường trải nhựa, đổ bê tông băng rừng, vượt suối, vươn đến từng buôn làng, từng góc núi xa xôi.
Công cuộc xây dựng nông thôn mới của Lâm Đồng đã tạo dựng được trong suốt chặng đường vừa qua với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Để tiếp tục thực hiện được điều đó, cần đánh giá toàn diện chương trình để xác định yếu tố bền vững cho lộ trình phát triển lâu dài.
Có một điều không thể phủ nhận, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn của Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được cải thiện, nâng cao. Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới cũng đặt ra yêu cầu 'người dân phải là chủ thể', tạo dựng được sức mạnh từ yếu tố nội sinh. Nhưng đối với những xã vùng sâu, đặc biệt là những xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc đạt chuẩn nông thôn mới đồng nghĩa với người dân tại địa phương không còn được hưởng một số chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, an sinh xã hội cũng như nhiệm vụ giữ vững các tiêu chí đã đạt.
Lâm Đồng có điều kiện tự nhiên phù hợp để nuôi cá nước lạnh, nhất là cá tầm. Cách đây gần 20 năm, Lâm Đồng xác định sản phẩm cá nước lạnh là bước đột phá kinh tế địa phương, với tham vọng trở thành trung tâm cá nước lạnh của Việt Nam và Đông Nam Á. Theo đánh giá mới đây của Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh nam Tây Nguyên này đã trở thành vùng phát triển sản xuất cá nước lạnh nhanh và lớn nhất cả nước.
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 23/7, huyện Đam Rông đã tổ chức các đoàn đến thăm gia đình chính sách tiêu biểu và người có công.
Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc, Phong trào thi đua 'Dân vận khéo' được các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện với mục tiêu tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân để đảm bảo định hình NTM mang tính bền vững, tiến tới xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu thành công trên vùng đất Nam Tây Nguyên.
Ngày 17/7, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đam Rông đã tiến hành bàn giao lúa giống cho các địa phương trong huyện để hỗ trợ cho bà con nông dân sản xuất vụ hè thu đúng thời vụ.
Với hơn 65% hội viên là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Đam Rông luôn chú trọng phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, hội viên người đồng bào DTTS. Nhờ sự nỗ lực, gương mẫu và trách nhiệm của đội ngũ này, công tác, hoạt động Hội được đẩy mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Huyện Đam Rông vừa phê duyệt phát triển 35 mô hình trồng dâu, nuôi tằm hơn 657,2 triệu đồng, trong đó vốn nhà nước hỗ trợ hơn 473,6 tỷ đồng, nông hộ đóng góp gần 183,6 triệu đồng.
Ngày 1-6, tại tỉnh Lâm Đồng, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng Lâm Đồng (Quân khu 7) đã phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng 2 tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà 700 cháu thiếu nhi.
Trong thời đại công nghiệp hóa, do nhu cầu sử dụng, những vật dụng bằng nhựa vừa rẻ tiền, vừa đa dạng đang dần thay thế vật dụng thủ công được làm từ mây tre đan. Vì vậy, một bộ phận thế hệ trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số không mấy mặn với việc học và giữ lại nghề đan lát truyền thống. Là số ít trong những người còn giữ được 'lửa' đam mê, nghệ nhân N'Tol Ha Bang đã cùng chính quyền nỗ lực khôi phục nghề truyền thống ở địa phương.
Làm du lịch theo kiểu 'giả trang' thì không bảo tồn được văn hóa, cũng không thu hút được khách du lịch và mãi sẽ không có một ngành du lịch bền vững và có chiều sâu.
Thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt ngày càng trở thành phương thức thanh toán được nhiều người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn. Đây là xu thế tất yếu, nhưng trong quá trình giao dịch quá nhanh có thể xảy ra những việc nhầm lẫn như: Chuyển sai số tiền hoặc chuyển tiền cho số tài khoản lạ nào đó, nhiều trường hợp chuyển nhầm tài khoản nhưng người nhận không chịu trả lại, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí là xử lý hình sự.
Khi người Tây Nguyên làm du lịch, họ cùng tạo dựng chuỗi sản phẩm dựa trên những giá trị truyền thống, làm cho nền văn hóa bản địa vốn đắt giá trở thành hấp lực. Sự đan xen đời sống, tiếp biến văn hóa của đồng bào các dân tộc tạo nên sự quyến rũ riêng biệt cho vùng đất đại ngàn.
Thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt ngày càng trở thành phương thức thanh toán được nhiều người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn. Đây là xu thế tất yếu, nhưng trong quá trình giao dịch quá nhanh có thể xảy ra những việc nhầm lẫn như: Chuyển sai số tiền hoặc chuyển tiền cho số tài khoản lạ nào đó, nhiều trường hợp chuyển nhầm tài khoản nhưng người nhận không chịu trả lại, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí là xử lý hình sự.
Vùng đất Nam Tây Nguyên là nơi sinh sống của 46 dân tộc thiểu số (DTTS).
Ngày 5/4, Công an xã Đạ Tông, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đã hỗ trợ gia đình anh Đặng Chòi Phú (SN 1993, trú tại thôn Đạ Nhinh 2, xã Đạ Tông) chuyển trả lại 50 triệu đồng do người lạ chuyển vào tài khoản ngân hàng nhưng không ghi nội dung.
Ngày 12/4/2023, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đã phê duyệt Kết quả lựa chọn nhà thầu 2 gói thầu thi công xây dựng cho Công ty TNHH Samland…
Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KTQP) Lâm Đồng, có nhiệm vụ phát triển Dự án Khu KTQP Bắc Lâm Đồng, xây dựng các điểm dân cư, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn các huyện Đam Rông, Lâm Hà và Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, kênh truyền hình quốc gia VTV8 (Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên) phối hợp với Bộ Công an và UBND tỉnh Đắk Nông hoàn thành những khâu cuối cùng để lên sóng chương trình đặc biệt 'Người truyền lửa'.
Chương trình 'Người truyền lửa' do VTV8 phối hợp với Bộ công an và UBND tỉnh Đắc Nông thực hiện sẽ truyền hình trực tiếp từ quảng trường Nơ Trang Long, Gia Nghĩa, Đắk Nông vào ngày thành lập Đảng 3/2/2024, phát lại vào mùng 2 Tết Giáp Thìn – 2024 trên VTV8, VTV5.
Mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đã công bố giá bán căn hộ tại Dự án Nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động tại Khu công nghiệp Phú Hội. Giá bán bình quân 1m2 sàn sử dụng căn hộ tại dự án này là 11.248.151 đồng/m2.
Ngày 26/1, Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng tổ chức trao quà tặng học sinh, sinh viên và giáo viên nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Công ty CP Thủy điện Đắk Mê bị xử phạt vì vận hành công trình khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ngày 27/12, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức gặp mặt, tôn vinh điển hình tiên tiến là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ nhất năm 2021 - 2023. Tham dự gặp mặt có 448 người có uy tín đại diện cho hàng trăm ngàn người là đồng bào các dân tộc thiểu số toàn tỉnh Lâm Đồng.
Nhà thờ không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của bà con giáo dân mà gần đây còn trở thành địa điểm check-in lý tưởng. Đến Lâm Đồng, bên cạnh những địa điểm nổi tiếng, du khách còn dành thời gian tham quan, chiêm ngưỡng kiến trúc của nhà thờ.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Lâm Đồng có lợi thế tài nguyên đất đai phong phú, đa dạng về địa hình, khí hậu ôn hòa đã tạo thế mạnh trong phát triển sản xuất và du lịch cộng đồng Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình)tỉnh đã đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS.
Điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của bà con thôn Mê Ka, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) tọa lạc ở khu vực trung tâm thôn, bên trong nhà sinh hoạt có tương đối đầy đủ các tiện nghi phục vụ hành lễ, đáp ứng đời sống tôn giáo của bà con địa phương.
Nhờ sự nỗ lực của chính quyền, nỗ lực của chính bà con mà đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại Lâm Đồng không ngừng được cải thiện. Đặc biệt, việc phổ biến kiến thức pháp luật cho đồng bào DTTS đã được chú trọng, qua đó nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người dân.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng DTTS nói chung và ở tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh xuống cơ sở, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã giảm đáng kể.
Ngày 26/9, Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng và các Hội Phụ nữ khối An ninh Nhân dân - Công an tỉnh Lâm Đồng tổ chức trao học bổng và quà Trung thu tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại 3 xã của huyện Đam Rông.
Hai nhà máy Thủy điện Krông Nô 2 và Krông Nô 3 của Công ty Cổ phần Thủy điện Trung Nam Krông Nô (thành viên Trung Nam Group) vận hành khai thác từ năm 2016. Đáng chú ý, sau 7 năm vận hành liên tục, hai nhà máy này vẫn chưa được nghiệm thu.
UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt tổng số tiền 720 triệu đồng đối với 4 công trình thủy điện trên địa bàn với cùng lỗi chưa nghiệm thu đã vận hành…