Tác phong nghe dân, vì dân

Thực tế cho thấy, thông qua triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI, khóa XII); Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị đã coi trọng rèn luyện, đổi mới tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên thông qua các chương trình hành động, mô hình cụ thể.

Thực tế cho thấy, thông qua triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI, khóa XII); Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị đã coi trọng rèn luyện, đổi mới tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên thông qua các chương trình hành động, mô hình cụ thể.

Phường Quảng Phú (TP Quảng Ngãi) là một trong những đơn vị hành chính cấp xã có dân số đông nhất tỉnh Quảng Ngãi. Quá trình đẩy mạnh phát triển công nghiệp và đô thị hóa trên địa bàn phát sinh nhiều vấn đề bức xúc, nhất là về tranh chấp đất đai, ô nhiễm môi trường…

Từ thực tế đó, Ðảng ủy phường Quảng Phú đã triển khai mô hình "Ngày lắng nghe dân nói". Ðịnh kỳ hằng tuần, lãnh đạo phường luân phiên xuống các tổ dân phố để lắng nghe, tham gia giải quyết những kiến nghị của dân tại cơ sở. Hầu hết các vấn đề kiến nghị chính đáng, cần kíp của người dân được cơ quan chức năng tập trung giải quyết. Như chuyện cây cầu ông Thời ở tổ 15, nối giữa phường Quảng Phú với xã Nghĩa Ðiền (huyện Tư Nghĩa), hằng ngày có rất nhiều phương tiện lưu thông.

Cây cầu đã có thời gian bị xuống cấp, gây nguy hiểm cho người qua lại. Từ "Ngày lắng nghe dân nói", lãnh đạo phường đã tiếp nhận kiến nghị của người dân, đề nghị đơn vị chức năng sớm khắc phục hư hỏng cho cây cầu. Hay câu chuyện 43 hộ dân của khu tập thể Công ty Cầu 508, tổ 17, đã hơn 40 năm sinh sống tại đây nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Lắng nghe kiến nghị của các chủ hộ, với sự vào cuộc của chính quyền, các hộ dân nơi đây đã hoàn thành thủ tục để nhận sổ đỏ vào cuối năm 2020…

Từ khi triển khai mô hình "Ngày lắng nghe dân nói", cấp ủy, chính quyền phường Quảng Phú đã tiếp nhận hơn 50 ý kiến, kiến nghị bức xúc của người dân liên quan đến nhiều vấn đề. Có những vấn đề nổi cộm, kéo dài trên địa bàn được kịp thời giải quyết.

Hiện nay, còn một thực tế được phản ánh tại diễn đàn cấp huyện, cấp tỉnh về tình trạng một số cán bộ, đảng viên, "công bộc" của dân ở cơ sở mà vẫn xa dân, không hiểu dân. Vẫn còn những cán bộ lãnh đạo phường, xã xuống thôn, bản, khu dân cư mới chỉ thích "nói cho dân nghe" mà ít chịu lắng nghe dân nói, còn tác phong cửa quyền, thậm chí sách nhiễu dân, thay vì coi trọng gần dân, hiểu tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề ở khu dân cư… Tình trạng này đang nguy cơ gây ảnh hưởng không nhỏ, khiến dân dần xa cán bộ, đảng viên thiếu niềm tin vào cấp ủy, chính quyền sở tại, cần sớm được xử lý và ngăn chặn kịp thời.

Muốn vậy, quá trình triển khai đưa chủ trương, nghị quyết, chính sách của Ðảng, Nhà nước vào cuộc sống, cấp ủy và chính quyền, cơ quan đơn vị các cấp cần tiếp tục coi trọng những mô hình, phương pháp đa dạng và sáng tạo nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân một cách khách quan, công tâm. Gắn liền với đó cần có quy chế hoạt động bảo đảm phúc đáp, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc từ cơ sở.

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan đơn vị phải là những tấm gương tốt, là cầu nối giữa dân với cấp ủy, chính quyền địa phương. Việc "nghe dân, hiểu dân, trách nhiệm với dân, vì dân phục vụ" cần trở thành yêu cầu thường xuyên về tác phong công tác, lối sống, phẩm chất của đội ngũ "công bộc" của dân và là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công tác, để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

Phường Quảng Phú (TP Quảng Ngãi) là một trong những đơn vị hành chính cấp xã có dân số đông nhất tỉnh Quảng Ngãi. Quá trình đẩy mạnh phát triển công nghiệp và đô thị hóa trên địa bàn phát sinh nhiều vấn đề bức xúc, nhất là về tranh chấp đất đai, ô nhiễm môi trường…

Từ thực tế đó, Ðảng ủy phường Quảng Phú đã triển khai mô hình "Ngày lắng nghe dân nói". Ðịnh kỳ hằng tuần, lãnh đạo phường luân phiên xuống các tổ dân phố để lắng nghe, tham gia giải quyết những kiến nghị của dân tại cơ sở. Hầu hết các vấn đề kiến nghị chính đáng, cần kíp của người dân được cơ quan chức năng tập trung giải quyết. Như chuyện cây cầu ông Thời ở tổ 15, nối giữa phường Quảng Phú với xã Nghĩa Ðiền (huyện Tư Nghĩa), hằng ngày có rất nhiều phương tiện lưu thông. Cây cầu đã có thời gian bị xuống cấp, gây nguy hiểm cho người qua lại. Từ "Ngày lắng nghe dân nói", lãnh đạo phường đã tiếp nhận kiến nghị của người dân, đề nghị đơn vị chức năng sớm khắc phục hư hỏng cho cây cầu.

Hay câu chuyện 43 hộ dân của khu tập thể Công ty Cầu 508, tổ 17, đã hơn 40 năm sinh sống tại đây nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Lắng nghe kiến nghị của các chủ hộ, với sự vào cuộc của chính quyền, các hộ dân nơi đây đã hoàn thành thủ tục để nhận sổ đỏ vào cuối năm 2020…Từ khi triển khai mô hình "Ngày lắng nghe dân nói", cấp ủy, chính quyền phường Quảng Phú đã tiếp nhận hơn 50 ý kiến, kiến nghị bức xúc của người dân liên quan đến nhiều vấn đề. Có những vấn đề nổi cộm, kéo dài trên địa bàn được kịp thời giải quyết.

Hiện nay, còn một thực tế được phản ánh tại diễn đàn cấp huyện, cấp tỉnh về tình trạng một số cán bộ, đảng viên, "công bộc" của dân ở cơ sở mà vẫn xa dân, không hiểu dân. Vẫn còn những cán bộ lãnh đạo phường, xã xuống thôn, bản, khu dân cư mới chỉ thích "nói cho dân nghe" mà ít chịu lắng nghe dân nói, còn tác phong cửa quyền, thậm chí sách nhiễu dân, thay vì coi trọng gần dân, hiểu tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề ở khu dân cư… Tình trạng này đang nguy cơ gây ảnh hưởng không nhỏ, khiến dân dần xa cán bộ, đảng viên thiếu niềm tin vào cấp ủy, chính quyền sở tại, cần sớm được xử lý và ngăn chặn kịp thời.

Muốn vậy, quá trình triển khai đưa chủ trương, nghị quyết, chính sách của Ðảng, Nhà nước vào cuộc sống, cấp ủy và chính quyền, cơ quan đơn vị các cấp cần tiếp tục coi trọng những mô hình, phương pháp đa dạng và sáng tạo nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân một cách khách quan, công tâm. Gắn liền với đó cần có quy chế hoạt động bảo đảm phúc đáp, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc từ cơ sở.

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan đơn vị phải là những tấm gương tốt, là cầu nối giữa dân với cấp ủy, chính quyền địa phương. Việc "nghe dân, hiểu dân, trách nhiệm với dân, vì dân phục vụ" cần trở thành yêu cầu thường xuyên về tác phong công tác, lối sống, phẩm chất của đội ngũ "công bộc" của dân và là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công tác, để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

Ðặng Lê Nam Hải

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/-tac-phong-nghe-dan-vi-dan--639921/