Tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người

Ô nhiễm không khí gây ra nhiều tác động tiêu cực tới con người. Đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Theo báo cáo mới nhất của WHO, ô nhiễm không khí đã gây ra cái chết của hơn 6 triệu người mỗi năm vì các lý do như ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,...

Tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người

Tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người

Tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người

Tác hại trực tiếp

Ảnh hưởng đến não

Theo Boldsky, ô nhiễm có thể tác động tới não bộ, làm suy giảm nhận thức và mất trí nhớ. Theo kết quả nghiên cứu 20.000 phụ nữ ở Chicago, những người sống trong khu vực bị ô nhiễm bị suy giảm trí nhớ và kỹ năng tư duy so với những người sống ở nơi không khí sạch sẽ.

Gây vô sinh ở nam giới

Một nghiên cứu năm 2008 đánh giá tỷ lệ thụ tinh của đàn ông tại Upper Silesia, khu vực ô nhiễm nhất ở Ba Lan, cho thấy tỷ lệ vô sinh ở đây là cao hơn so với những vùng khác. Theo kết quả của nghiên cứu khác ở Cộng hòa Séc, ADN trong tinh trùng đàn ông trẻ tuổi bị loãng ra vào mùa đông, thời điểm không khí bị ô nhiễm cao hơn do đốt than sưởi.

Ảnh hưởng tới sức khỏe tim

Ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tim, thậm chí còn có thể dẫn tới đau tim ở những người vốn có trái tim không khỏe mạnh.

Làm tăng nguy cơ ung thư

Hít phải quá nhiều chất độc có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Đây là một trong những nguy cơ sức khỏe do ô nhiễm không khí.

Làm tăng nguy cơ tiểu đường

Các chất gây ô nhiễm trong không khí có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường. Theo các chuyên gia y tế, điều này là do cơ thể liên tục phải chống lại các chất gây ô nhiễm và tình trạng viêm do các chất này gây ra.

Ảnh hưởng đến phổi

Hít phải khói bụi ô nhiễm sẽ tạo gánh nặng cho phổi, khiến phổi dễ bị hư hỏng. Nó cũng có thể làm trầm trọng các triệu chứng ở những người bị bệnh hen suyễn, bệnh hô hấp khí phế thũng và viêm phế quản. Một nghiên cứu cũng kết luận tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em sống gần những khu vực bị ô nhiễm cao hơn nhiều so với những vùng khác.

Tổn thương da

Ô nhiễm không khí có thể gây tổn hại đáng kể đến làn da của bạn. Nó đẩy nhanh quá trình lão hóa và ảnh hưởng đến collagen trong cơ thể.

Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần

Đây là cảnh báo của các nhà khoa học đưa ra trong công trình nghiên cứu công bố ngày 20/8 trên tạp chí PLOS Biology của Mỹ. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh dữ liệu sức khỏe và mức độ phơi nhiễm với các chất ô nhiễm trong không khí của 151 triệu người dân Mỹ và 1,4 triệu người dân ở Đan Mạch.

Theo các nhà nghiên cứu, tình trạng phơi nhiễm với các chất bụi bẩn trong không khí từ thuở bé có liên quan tới việc gia tăng hơn gấp hai lần nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt ở những bệnh nhân Đan Mạch, cũng như gia tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn nhân cách, trầm cảm và lưỡng cực.

Dữ liệu ở Mỹ còn cho thấy mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và tình trạng bệnh trầm cảm và rối loạn lưỡng cực nghiêm trọng hơn.

Các tác hại khác

Các ảnh hưởng sức khỏe khác do ô nhiễm không khí bao gồm kích thích ở mắt, ho, các rối loạn hô hấp và sổ mũi.

Tác hại gián tiếp

Ô nhiễm không khí gây hại cho hệ động thực vật. Qua đó, làm giảm chất lượng cuộc sống con người.

Ô nhiễm không khí gây thiệt hại lớn về kinh tế

Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến nảy sinh hàng loạt những vấn đề kinh tế - xã hội bất ổn. Ấn độ điêu đứng khi ô nhiễm không khí cao hơn 50 lần mức độ cho phép; Thái Lan phải đóng cửa hơn 400 trường học… Tại Trung Quốc, ô nhiễm không khí từ khói bụi, trong đó có ôzôn và các hạt mịn đã tiêu tốn 267 tỷ NDT (38 tỷ USD) mỗi năm.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), thiệt hại kinh tế toàn cầu do ô nhiễm không khí là khoảng 225 tỷ USD. Đối với Việt Nam, ô nhiễm không khí gây thiệt hại về kinh tế khoảng 10 tỷ đô la mỗi năm (chiếm từ 5 - 7% GDP).

Chỉ tính riêng Hà Nội, ước tính chi phí khám, chữa bệnh về hô hấp, thiệt hại kinh tế do nghỉ ốm với người dân nội thành là 1.500 đồng/người/ngày. Với khoảng 3,5 triệu dân nội thành, quy đổi tổng thiệt hại kinh tế do mắc các bệnh đường hô hấp khoảng 2000 tỷ đồng/năm.

Tin nên đọc:

Minh Anh (Tổng hợp)

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/tac-hai-cua-o-nhiem-khong-khi-toi-suc-khoe-con-nguoi-86224.html