Tác dụng và ý nghĩa hưng thịnh của cây kim tiền

Cây kim tiền là loài cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc lại ít sâu bệnh và được người chơi cây cảnh ưa chuộng bởi ý nghĩa phong thủy.

1. Cây kim tiền

- Cây kim tiền là loài cây khóm (bụi) lá xanh mướt, thân mập từ gốc đến thân, bộ rễ chùm, không cần ánh sáng mạnh, dễ trồng trong nhà. Thích hợp trong môi trường đất khô cạn không cần tưới nước nhiều.

- Ý nghĩa cây kim tiền: Kim tiền hay còn gọi là cây kim phát tài, thân vươn cao, lá xanh hướng lên trên ý nghĩa như bàn tay hứng lộc trời cho, tức là tiến lên, đi lên, tiền bạc lúc nào cũng nhiều.

- Tác dụng: Cây kim tiền có tác dụng cung cấp oxy, thanh lọc không khí xanh sạch hơn. Ngoài ra, còn có tác dụng phủ xanh không gian sống, trang trí làm đẹp cho không gian nội thất nhà ở. Cây kim tiền làm quà tặng mừng tân gia, khai trương cửa hàng vì có ý nghĩa phong thủy rất tốt.

Cây kim tiền trồng trong chậu.

Cây kim tiền trồng trong chậu.

2. Kim tiền hợp mệnh gì, tuổi nào?

Sở dĩ cây được dân văn phòng, dân kinh doanh, người dân thích trồng cây kim tiền này vì tên gọi đã có ý nghĩa rất tốt trong phong thủy. Người trồng cây này ngụ ý sẽ gặp nhiều may mắn thuận lợi, buôn bán thuận buồm xuôi gió, phú quý tiền bạc rủng rỉnh.

Cây kim tiền hợp mệnh gì? Có phải ai cũng hợp?

Bản chất và ý nghĩa của loài cây này mang lại may mắn và thịnh vượng, tốt đẹp cho người trồng kim tiền cho nên phù hợp với hầu hết tất cả các tuổi 12 con giáp và ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Ai cũng có thể trồng cho mình một chậu cây làm cảnh, trưng tài lộc theo ý thích. Chỉ cần lưu ý một vài chi tiết sau để vượng phong thủy tốt nhất:

Người mệnh Mộc, Hỏa: Những người mệnh mộc hoặc mệnh Hỏa là người phù hợp nhất khi trồng loài cây này, theo ngũ hành tương sinh, Mộc sinh Hỏa là điều tuyệt vời.

Người mệnh Thổ: Thổ là đất nuôi dưỡng cây phát triển, nên chọn chậu cây hoặc bình màu đỏ, hồng cam hoặc tím là màu Hỏa để bổ trợ tương sinh.

Người mệnh Kim, Thủy: Theo phong thủy nên chọn chậu cây màu trắng, hoặc vàng là màu tương trợ rất tốt. Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Trong quá trình chưng làm cây cảnh trong nhà, hay bàn làm việc. Nếu cây bị chết hay khô héo là điềm báo xui xẻo mà bất kỳ ai cũng cần tránh. Để kim tiền phát triển khỏe mạnh thì vị trí đặt cây cũng cần chú ý.

3. Các vị trí đẹp đặt cây kim tiền

Vị trí đặt cây hợp về mặt phong thủy nhưng có điều kiện ánh sáng, nhiệt độ không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Khi đặt cây ở đâu cần chú ý tới cả 2 yếu tố trên.

Tiền sảnh, đại sảnh: Đối với các tòa nhà văn phòng, hay nhà mặt phố có không gian rộng và nhiều ánh sáng giúp cây hấp thụ, quang hợp, đón tài lộc cho cả tòa nhà. Đặt chậu cây kim tiền cỡ đại trên bệ cao phía Đông, quẻ chấn thuộc mệnh Mộc, cung Đông Nam quẻ Tốn mệnh Mộc là vị trí đẹp hợp phong thủy.

Bàn làm việc: Dân văn phòng, dân kinh doanh liên quan đến tiền bạc, thăng quan tiến chức rất ưa chuộng đặt chậu cây cảnh kim tiền cỡ nhỏ tại bàn làm việc với mong muốn công việc trôi chảy, thuận lợi, thăng quan tiến chức.

Chậu cây kim tiền đặt trang trí tại bàn làm việc.

Cửa sổ, ban công: Đặt cây tại cửa sổ, ban công giúp điều hòa không khí, trang trí nội thất đẹp hiện đại.

Lưu ý: Kim tiền dương khí mạnh làm mất cân bằng âm dương nên tuyệt đối không đặt chậu cây kim tiền trong phòng ngủ. Phòng ngủ cần trung hòa âm dương để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của gia chủ.

4. Cách trồng và chăm sóc kim tiền

Tuy là loài cây dễ sống, dễ trồng và chăm sóc nhưng vẫn cần lưu ý các yếu tố để cây khỏe mạnh phát triển tốt, phòng ngừa sâu bệnh.

- Chuẩn bị đất trồng: Không nên trồng cây trên đất thịt, đất có mật độ đặc sẽ bị giữ nước khiến rễ cây bị thối khiến lá bị vàng úa. Nên thay đất khoảng 3 tháng 1 lần.

Nên trồng đất có độ mùn xốp, thoát nước tốt. Trộn với mùn trấu, xỉ than tổ ong nghiền nhỏ tạo độ thông thoáng cho đất. Sử dụng các loại đất vi sinh có bán tại cửa hàng cây cảnh giúp tối ưu tốt cho cây mà không tốn nhiều công chăm sóc.

- Nước: Nên hạn chế tưới nước, tưới nhiều khiến cây thối rễ bị vàng, rụng lá. 1 tuần tưới phun sương một lần, không tưới đẫm. Khoảng 4 đến 5 tuần bạn mang ra ngoài sân, tưới ướt đẫm một lần sau đó để ráo nước rồi mang vào trong nhà hoặc để bàn làm việc.

Cây trồng ngoài sáng, tiền sảnh thì thời gian tưới nước ngắn hơn so với trồng trong nhà.

- Dinh dưỡng: Trước khi trồng, chọn loại đất tơi xốp sau đó trộn thêm phân lân cho cây cảnh, mùn gỗ hoặc xỉ than tổ ong nghiền vụn trộn tơi lên cho vào chậu để trồng để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển.

Cây chuẩn bị đẻ nhánh, lúc này bạn có thể bón thúc, sử dụng phân lân NPK để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bón cách gốc 10cm để tránh sót gây chết cây.

- Ánh sáng: Là cây sống được cả trong môi trường thiếu sáng và ánh sáng mạnh. Tuy nhiên không nên để cây tại nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp trong thời gian dài. Cây bị vàng lá cũng có thể do vị trí đặt thiếu ánh sáng khi đó hãy đưa cây ra ngoài ban công, cửa sổ để hấp thụ ánh sáng quang hợp tốt hơn.

- Nhiệt độ, độ ẩm: Nhiệt độ tối ưu cho cây lớn phát triển là từ 25 đến 27 độ C. Cây vàng rụng lá khi nhiệt độ dưới 18 độ C và có thể rơi vào trạng thái ngủ đông tức không phát triển nữa nhưng không chết. Dưới 5 độ C thì cây không sống được. Dù ở độ ẩm thấp hay cao thì cây vẫn phát triển tốt.

- Các loại sâu bệnh: Cây kim tiền khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt, một vài bệnh thường gặp như vàng lá, lá mất dần màu xanh chuyển sang trắng. Nguyên nhân là do thiếu sáng và dư nước. Khắc phục bằng cách bạn mang cây ra ngoài ánh sáng như ban công, cửa sổ, hành lang có môi trường thông thoáng, nhiệt độ tăng cây sẽ thoát nước nhanh hơn. Tránh ánh sáng gắt mạnh như ánh nắng mặt trời khiến cây bị sốc nhiệt.

5. Cây kim tiền có độc không?

Trong cuống và lá của cây kim tiền có chứa nhiều tinh thể canxi oxalat. Chất này có thể gây kích thích các phần da nhạy cảm, niêm mạc môi, lưỡi, hoặc kết mạc mắt khi chạm phải dịch cây tiết ra. Vì vậy cần lưu ý không cho trẻ chơi đùa với lá cây kim tiền sẽ gây ngộ độc.

Theo Quất Quất/Thời đại Plus

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/nha-dat/tac-dung-va-y-nghia-hung-thinh-cua-cay-kim-tien-1238355.html