Tác dụng ngược của tỏi, nhìn từ vụ nam ca sĩ Châu Việt Cường

Trong cơn 'phê pha', ca sĩ Châu Việt Cường đã ăn rất nhiều tỏi với mục đích 'trừ tà' và gây ra cái chết thương tâm cho cô gái trẻ cũng từ hàng chục nhánh tỏi.

Vụ việc Nguyễn Việt Cường (ca sĩ Châu Việt Cường) trong cơn “ngáo đá” đã gây ra cái chết của cô gái trẻ bằng hàng chục nhánh tỏi đang là vấn đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm thời gian gần đây. Thời điểm xảy ra vụ án mạng, Châu Việt Cường đã ăn rất nhiều tỏi dẫn đến bỏng cổ họng và sốt, phải cấp cứu tại bệnh viện.

Cùng với nhiều loại thực phẩm khác, tỏi không chỉ là thức ăn không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày, mà nó còn là một bài thuốc hữu hiệu chữa được nhiều triệu chứng thay thuốc. Một số công dụng do tỏi mang lại như: Trị cảm cúm, trị mụn trứng cá, duy trì huyết áp ổn định, phòng chống ung thư, cải thiện hệ xương, ngăn ngừa nguy cơ sinh non.

 Ngoài những công dụng tốt đối với sức khỏe, tỏi còn tiềm tàng nhiều mối nguy hại khác nếu ăn quá nhiều. Ảnh minh họa

Ngoài những công dụng tốt đối với sức khỏe, tỏi còn tiềm tàng nhiều mối nguy hại khác nếu ăn quá nhiều. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nhiều mối nguy hại đe dọa đến sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều tỏi sống. Tỏi không chỉ dễ gây bỏng mà còn kích ứng niêm mạc miệng, lưỡi, đường tiêu hóa, phân tán mùi qua hơi thở và mồ hôi. Một số triệu chứng thường gặp như:

Nhức đầu

Tiêu thụ một lượng lớn tỏi sống gây ra tình trạng đau nhức đầu. Lý do vì tỏi kích thích các dây thần kinh giải phóng các phân tử tín hiệu thần kinh neuropeptide gây ra nhức đầu.

Tổn thương gan

Dùng tỏi quá mức có thể làm tổn thương gan, đây là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Một nghiên cứu của Ấn Độ đã chỉ ra rằng nếu tỏi dùng với số lượng lớn có thể dẫn tới độc tính ở gan vì tỏi có chứa allicin, một hợp chất với số lượng nhiều ở gan có thể làm tổn thương gan.

Dị ứng

Với một số người có cơ địa dị ứng, ăn nhiều tỏi sống làm tăng nguy cơ bị dị ứng với các triệu chứng như đầy hơi, ợ nóng,.. Trong tỏi có chứa men alliin lyase có thể gây kích ứng da, vì vậy tiêu thụ nhiều tỏi có thể bị phát ban tay, chàm,...

Viêm kết mạc hoặc mất thị lực

Nếu ăn quá nhiều tỏi một lần, vị hăng của tỏi sẽ kích thích mắt, dễ gây viêm kết mạc. Người đang bị bệnh về mắt cũng nên hạn chế ăn tỏi, khi tính hăng của tỏi xông vào sẽ khiến mắt bị tổn thương. Nguy hiểm hơn, ăn nhiều tỏi sống có thể dẫn đến chảy máu bên trong buồng mắt, gây mất thị lực.

Tăng nguy cơ chảy máu

Tỏi có đặc tính chống đông máu, hay nói cách khác, ăn nhiều tỏi sống sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu. Trên phương diện tích cực, điều này sẽ có lợi cho tim, giảm tắc nghẽn mạch máu và giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, với đặc tính này, hoàn toàn không có lợi, thậm chí gây nguy hiểm nếu bạn kết hợp tỏi với các loại thuốc chống đông máu như warfarin, hay nếu bạn bị rối loạn chảy máu.

Buồn nôn, nôn và ợ nóng

Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, tiêu dùng tỏi tươi hoặc dầu tỏi khi bụng đói có thể gây ợ nóng, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, một báo cáo Trường Y Harvard xuất bản cho thấy tỏi có một số hợp chất có thể gây ra chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Kích ứng hệ tiêu hóa

Tỏi sống có chứa fructan gây kích ứng đường tiêu hóa, vì vậy maằn quá nhiều tỏi có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, ảnh hưởng đến dạ dày. Ăn tỏi sống với số lượng lớn có thể gây buồn nôn, đầy hơi, cảm giác nóng rát ở dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác. Do trong tỏi có những hoạt chất kháng sinh nên có khả năng làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, dễ làm dạ dày khó chịu.

Nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Với phụ nữ mang thai, ăn quá nhiều tỏi có thể làm tăng các phản ứng làm loãng máu, nguy hiểm đến tính mạng. Việc ăn quá nhiều tỏi sống khi mang thai cũng có thể gây chuyển dạ.

Lưu ý:

- Không nên ăn tỏi khi đói hoặc đang trong quá trình uống thuốc.

- Không ăn quá 10g tỏi mỗi ngày.

- Những người bị bệnh về mắt, thể chất yếu, bị nhiệt, người mắc bệnh gan, hay đi ngoài, người đang mắc bệnh nặng không nên ăn tỏi.

- Những người mắc bệnh tim, huyết áp cao hay tiểu đường lại càng phải cẩn thận khi dùng tỏi. Đặc biệt là những người đang mắc các chứng bệnh về máu huyết vì tỏi sẽ làm loãng máu.

- Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ.

- Phụ nữ có thai, người thể âm hư nội nhiệt (thể trạng gầy, tiểu vàng, khô, khát, nóng bên trong), đau mắt, mũi, răng, cổ, lưỡi, mồm lở... không được dùng những bài thuốc có tỏi.

Minh Trần (t/h)

Huyền Bùi

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/tac-dung-nguoc-cua-toi-nhin-tu-vu-nam-ca-si-chau-viet-cuong-d139975.html