Tác dụng của bạc hà đối với sức khỏe

Sử dụng lá bạc hà, các loại thảo mộc và gia vị khác trong bữa ăn không chỉ giúp gia tăng hương vị mà còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Càng về gần Tết Nguyên Đán, thời tiết thay đổi thất thường cùng với chất lượng không khí ở mức nguy hại khiến nguy cơ mắc các bệnh hô hấp vẫn tăng cao, đặc biệt là ở nhóm trẻ em, người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu.

Bạc hà được biết đến và sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền, nhưng đáng tiếc là không có nhiều nghiên cứu trên người trong việc chứng minh tác động của bác hà đến cơ thể ngoài việc hỗ trợ tiêu hóa và giảm hội chứng ruột kích thích.

Trong 3,2g lá bạc hà tươi cung cấp: 2,24 calo; 0,12g chất đạm; 0,48g carbohydrate; 0,03g chất béo; 0,26g chất xơ cùng với một lượng nhỏ kali, maigie, canxi, phốt pho, vitamin C, Sắt, vitamin A. Trong đó nguồn vitamin A từ bạc hà tan trong chất béo, quan trọng đối với sức khỏe của mắt và thị lực ban đêm.

Ngoài ra thì bạc hà cũng rất giàu chất chống oxy hóa khi so sánh với các loại thảo mộc và gia vị khác. Chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa - một loại tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra.

Tác dụng của bạc hà đối với sức khỏe

Dưới đây là một số tác dụng của bạc hà có thể có đối với sức khỏe, lưu ý là mặc dù bạc hà an toàn cho hầu hết mọi người và không gây ra tác dụng phụ. Nhưng mặc dù hiếm thì dị ứng bạc hà vẫn có thể gặp với triệu chứng hen suyễn.

NỘI DUNG::::::::::

1. Quản lý các vấn đề tiêu hóa
2. Làm dịu các triệu chứng cảm lạnh thông thường một cách chủ quan
3. Ngăn ngừa các bệnh hô hấp
4. Cải thiện tình trạng hôi miệng
5. Dị ứng
6. Rủi ro

1. Quản lý các vấn đề tiêu hóa

- Hỗ trợ cải thiện hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn đường tiêu hóa phổ biến đặc trưng bởi các triệu chứng như đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng và thay đổi thói quen đại tiện. Mặc dù điều trị hội chứng ruột kích thích thường bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc nhưng một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, dầu bạc hà có thể hữu ích.

Cụ thể, dầu bạc hà giúp giảm bớt các triệu chứng ruột kích thích thông qua cơ chế thư giãn các cơ của đường tiêu hóa và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, vẫn có những vấn đề mâu thuẫn trong việc đánh giá tác dụng của dầu bạc hà trong bệnh này nên vẫn cần các nghiên cứu chuyên sâu hơn.

- Giảm khó tiêu

Khó tiêu, đầy bụng rất phổ biến trong dịp lễ Tết. Khi thức ăn nằm trong dạ dày lâu hơn bình thường bạn có thể gặp phải tình trạng này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu dùng dầu bạc hà trong bữa ăn có thể giúp giảm triệu chứng khó tiêu này.

Dầu bạc hà giúp giảm bớt các triệu chứng ruột kích thích thông qua cơ chế thư giãn các cơ của đường tiêu hóa và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm (Ảnh: ST)

Dầu bạc hà giúp giảm bớt các triệu chứng ruột kích thích thông qua cơ chế thư giãn các cơ của đường tiêu hóa và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm (Ảnh: ST)

Cụ thể, nghiên cứu lâm sàng nhấn mạnh về khả năng giảm khó tiêu của dầu bạc hà cao hơn so với sử dụng lá tươi hay khô.

2. Làm dịu các triệu chứng cảm lạnh thông thường một cách chủ quan

- Tăng cường miễn dịch

Theo Boldsky, nhờ việc giàu vitamin C mà lá bạc hà có tác dụng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự viêm nhiễm.

- Làm dịu các triệu chứng cảm lạnh thông thường

Bạc hà có chứa dầu bạc hà, giúp thông mũi và có thể phá vỡ đờm, chất nhầy, thúc đẩy việc đào thải ra ngoài. Vì thế mà bôi thuốc chứa tinh dầu bạc hà hoặc xoa có thể là một biện pháp an toàn và hiệu quả trong hỗ trợ điều trị cảm lạnh thông thường.

Mặt khác, trà bạc hà lại được biết đến là một phương thuốc phổ biến để giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Hương thơm từ trà bạc hà có tác dụng giúp đường thở thông thoáng hơn. Hơn nữa, nhờ đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ của tinh dầu bạc hà mà chúng có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.

Tuy nhiên Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (ALA) khuyên rằng các nghiên cứu khoa học không chỉ ra việc sử dụng tinh dầu bạc hà để chữa cảm cúm hay cảm lạnh. Mặc dù vậy, một cách chủ quan, nhiều người cảm thấy triệu chứng cảm lạnh giảm đi sau khi xoa tinh dầu bạc hà. Tuy vậy thì cũng cần cẩn thận với tình trạng kích ứng da và mẩn đỏ có thể gặp do tinh dầu bạc hà gây ra.

3. Ngăn ngừa các bệnh hô hấp

Thời tiết thay đổi thất thường dễ gây ra các bệnh hô hấp. Lá bạc hà có chứa một chất chống oxy hóa có tác dụng trung hòa các chất tự do và ngăn chặn những chất hóa học có thể tác động tới hệ hô hấp gọi là axit rosmarinic.

Vì thế bạn có thể xem xét tới việc bổ sung lá bạc hà vào bữa ăn hàng ngày.

Lá bạc hà có chứa một chất chống oxy hóa có tác dụng trung hòa các chất tự do và ngăn chặn những chất hóa học có thể tác động tới hệ hô hấp (Ảnh: ST)

4. Cải thiện tình trạng hôi miệng

Kẹo cao su vị bạc hà hay kẹo bạc hà giúp hơi thở bạn thơm tho hơn khi đang cố gắng loại bỏ hơi thở có mùi.

Các chuyên gia đều đồng ý rằng hầu hết các sản phẩm này có thể che giấu hơi thở có mùi hôi trong vài giờ. Tuy nhiên sử dụng bạc hà chỉ giúp "tạm giấu" đi mùi hôi miệng chứ không giúp giảm vi khuẩn hay các hợp chất làm hôi miệng ngay từ đầu.

Mặt khác, uống trà bạc hà và nhai lá tươi có thể vừa giảm hơi thở có mùi lại vừa tiêu diệt vi khuẩn do các nghiên cứu trong ống nghiệm đặc biệt nhấn mạnh tới tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu bạc hà.

5. Dị ứng

Cây bạc hà chứa một chất chống oxy hóa và chống viêm gọi là axit rosmarinic. Một nghiên cứu năm 2019 trên chuột phát hiện rằng axit rosmarinic làm giảm các triệu chứng hen suyễn khi so sánh với nhóm đối chứng không nhận được nó.

Tuy nhiên hàm lượng chiết xuất bạc hà trong tinh dầu hay thuốc bôi có thể mạnh hơn nhiều so với việc ăn lá bạc hà. Và có rất ít nghiên cứu về tác dụng của lá bạc hà tươi trong chế độ ăn uống khi bị dị ứng.

Có rất ít nghiên cứu về tác dụng của lá bạc hà tươi trong chế độ ăn uống khi bị dị ứng (Ảnh: Internet)

6. Rủi ro

Giống như nhiều loại thảo mộc thì bạc hà có thể gây ra một số tác động không mong muốn. Theo một đánh giá năm 2019 thì những người bị trào ngược dạ dày thực quản không nên sử dụng bạc hà để làm dịu các vấn đề tiêu hóa.

Tinh dầu bạc hà nguyên chất có thể khiến bạn bị kích ứng vì thế chỉ nên bôi lên quần áo, chăn gối, thay vì bôi trực tiếp lên da. Ngoài ra, bạn không nên bôi dầu bạc hà lên mặt trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.

Dùng quá nhiều dầu bạc hà cũng có thể gây hại. Nên bôi theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Phân biệt cây bạc hà và cây rau húng (húng lủi)

Cây bạc hà và cây húng lủi là hai loại khác nhau, mặc dù cùng thuộc chi Bạc hà. Chúng khác nhau về công dụng và mùi vị.

- Phân biệt dựa trên hình dạng cây

Phân biệt dựa vào hình dạng cây

Thân cây bạc hà cao 60 - 80cm, dạng thân thẳng đứng, nhìn vuông, có lông tơ ngắn mọc quanh thân. Cây húng lủi mọc hoang dã, thường có dễ chùm mọc dưới đất hoặc ngang thân cây.

- Phân biệt dựa vào hình lá cây

Phân biệt dựa vào hình lá cây

Cây bạc hà có lá mọc đối xứng, hình thon dài, lá dài 3 - 5cm; chiều rộng lá 2 - 3cm; cuống lá dài 0,5 - 1cm; mép lá hình răng cưa và có lớp lông tơ mỏng. Ngoài ra, nếu cây có hoa, quan sát sẽ thấy hoa có màu trắng, tím hay hồng nhạt được mọc lên từ nách lá.

Cây húng lủi có lá nhỏ hơn so với lá bạc hà, dáng lá thuôn dài hơn cùng với răng cưa ở mép lá cũng rõ ràng hơn.

Nguồn: Healthline, WebMD

Châu Anh

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/tac-dung-cua-bac-ha-doi-voi-suc-khoe-20230113095446202.htm