Tác chiến điện tử Nga trở thành vấn đề nan giải đối với NATO

Quân đội Nga đang nắm trong tay những công nghệ quân sự ở mức cao hơn nhiều so với những gì NATO biết.

Vào tháng 2/2021, trước mâu thuẫn gia tăng giữa NATO và Nga, các bên đã trao đổi tuyên bố quan trọng với việc đề cập đến từ "chiến tranh". Trang Atlantico của Pháp viết rằng, điều này đặc biệt gây lo ngại, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng hiện có và xung đột khu vực.

Vào tháng 2/2021, trước mâu thuẫn gia tăng giữa NATO và Nga, các bên đã trao đổi tuyên bố quan trọng với việc đề cập đến từ "chiến tranh". Trang Atlantico của Pháp viết rằng, điều này đặc biệt gây lo ngại, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng hiện có và xung đột khu vực.

Trong những thời điểm khó khăn này, khi tội phạm có tổ chức và khủng bố phổ biến khắp nơi, dư luận ở châu Âu và các nhà lãnh đạo của tổ chức bị nhận xét đang đi lạc hướng.

Nhiều người châu Âu vẫn tin tưởng quân đội Nga chỉ được trang bị những chiếc xe tăng gỉ sét và tên lửa hạt nhân trong các nhà chứa máy bay đổ nát. Tuy vậy các nhà phân tích trong 10 năm qua đã quan sát một bức tranh hoàn toàn khác.

Sự mù quáng về mặt chiến lược đi liền với thảm họa, vì vậy cần phải xem xét kỹ hơn kho vũ khí của Nga, rõ ràng nó chứa đựng công nghệ cao hơn rất nhiều so với cái nhìn đầu tiên.

Mới đây, quân đội Ba Lan đã tiến hành cuộc tập trận trong đó mô phỏng tình huống chiến tranh với Nga. Warsaw đã sử dụng tất cả vũ khí công nghệ cao mua từ Mỹ, bao gồm hệ thống phòng không Patriot và máy bay chiến đấu tàng hình F-35.

Kết quả là quân đội Ba Lan đã bị đánh bại vô cùng nhanh chóng - chỉ trong vòng 4 ngày. Thất bại hoàn toàn và vô điều kiện của quân đội Ba Lan sẽ dẫn đến việc xe tăng Nga lăn bánh dễ dàng về phía Tây Âu.

Đây không phải là một bất ngờ, 5 năm trước, các nước Baltic thậm chí còn bị đánh bại một cách dễ dàng hơn trong một đợt huấn luyện quân sự tương tự, họ chỉ cầm cự được 60 giờ, và xét cho cùng trong thời gian qua, quân đội Nga đã trở nên mạnh hơn rất nhiều.

Các chuyên gia lý giải điều này bởi thực tế là chỉ trong một thập niên, Moskva đã có được kho vũ khí công nghệ cao. Người Nga đặc biệt thành công trong việc phát triển các hệ thống tác chiến điện tử với số lượng hàng chục loại.

Tác chiến điện tử Nga đã trở thành một vấn đề nan giải đối với NATO, khi họ gần như không có vũ khí nào như vậy ngay cả trong các đội quân "thực sự cuối cùng" của châu Âu là Pháp, Đức và Anh. Phần còn lại thậm chí có thể bị bỏ qua.

Chiến tranh điện tử có nghĩa là làm tê liệt các thiết bị điện tử của đối phương. Syria là một ví dụ minh họa, đồng thời là cơ sở chứng minh.

Người Nga đã mang đến đó một lượng lớn hệ thống Krasukha-4. Kết quả là một loại "mái vòm" với bán kính 300 km đã được hình thành trên căn cứ không quân Hmeimim.

Nếu người Nga muốn, radar, hệ thống liên lạc vệ tinh, kênh điều khiển UAV, vô tuyến tần số cao, liên lạc di động... và các thuộc tính hữu ích khác của chiến tranh hiện đại, được phương Tây tích cực sử dụng đơn giản là không thể hoạt động trong đó.

Người Nga đã thực sự làm chủ Syria thông qua các phương tiện chiến tranh điện tử của họ, vì vậy NATO khó có thể làm gì một cách thực sự hiệu quả ở đó.

Theo ghi nhận, Nga đã triển khai tại Syria các tổ hợp Moskva-4, Borisoglebsk-2, Svet-KU, Rtut-BM, Infauna, Rephesia, Avtobaza-M... Nga thậm chí không cho phép đối phương nhìn thấy quá trình cất cánh và hạ cánh của máy bay, cũng như các vụ phóng tên lửa.

Trước đó, người Mỹ tuyệt đối không thể can thiệp, liên lạc với tay súng phiến quân đối lập ở Syria, thông báo cho họ về sự di chuyển của quân chính phủ. Phương tiện truyền thông từ Pháp tóm tắt rằng giờ đây tác chiến điện tử Nga đã "bịt mắt và bịt tai" hoàn toàn người Mỹ.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-tac-chien-dien-tu-nga-tro-thanh-van-de-nan-giai-doi-voi-nato-post459211.antd