Suy thận nguy hiểm như thế nào? Cách phòng ngừa là gì?

Trong y học, suy thận là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái suy giảm chức năng của thận.

Lúc này, những độc tố, chất cặn bã cũng như chất lỏng dư thừa trong cơ thể không được thận đào thải hết ra ngoài. Bệnh suy thận sẽ phát triển và đe dọa đến tính mạng người mắc một cách nhanh chóng nếu không được điều trị sớm.

Vậy suy thận nguy hiểm như thế nào? Đâu là dấu hiệu và cách phòng tránh suy thận? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Triệu chứng suy thận bạn cần biết

Bệnh thận hình thành và phát triển một cách âm thầm, khiến người mắc khó phát hiện. Vì vậy, bạn không nên chủ quan, hãy chú ý quan sát những thay đổi nhỏ hàng ngày của cơ thể, đây rất có thể là dấu hiệu của suy thận, chúng bao gồm:

Thay đổi số lần đi tiểu cùng lượng nước tiểu

Đi tiểu quá nhiều hay quá ít trong ngày là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh suy thận. Đặc biệt, nếu bạn phải thức dậy từ 2 lần mỗi đêm để đi tiểu tiện thì cần hết sức lưu ý. Ngoài ra, các vấn đề về nước tiểu cũng có thể cảnh báo bệnh suy thận như:

Nước tiểu có bọt, màu tối, đậm hoặc nhạt hơn bình thường, tiểu kèm theo máu, có cảm giác buốt, khó chịu khi đi tiểu,…

Nước tiểu có bọt là dấu hiệu suy thận không thể xem thường

Nước tiểu có bọt là dấu hiệu suy thận không thể xem thường

Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn

Hoa mắt, chóng mặt kèm theo buồn nôn cũng có thể là triệu chứng thận suy yếu. Bởi, khi thận bị suy giảm chức năng sẽ khiến quá trình tạo hormone erythropoietin ít hơn, gây thiếu hụt các tế bào hồng cầu trợ giúp vận chuyển oxy. Thiếu oxy và thiếu máu đến các cơ quan là lý do khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên.

Cảm giác khó thở

Những người bị bệnh thận thường gặp tình trạng thở nông, hay bị hụt hơi. Nguyên nhân là do lượng hồng cầu giảm, kéo theo giảm lượng oxy trong cơ thể hoặc chất lỏng dư thừa tích tụ lại trong phổi, gây khó thở thường xuyên.

Sưng phù toàn thân

Khi thận suy giảm chức năng hoạt động sẽ khiến cho các độc tố, chất cặn bã không thể đào thải ra bên ngoài mà tích tụ trong cơ thể, lâu ngày dẫn đến phù toàn thân.

Chẩn đoán suy thận qua biểu hiện sưng phù toàn thân

Khô da, ngứa, phát ban

Những độc tố, chất thải không được thận lọc hết sẽ tích tụ trong cơ thể và gây nên hiện tượng ngứa, khô da, phát ban.

Suy thận nguy hiểm như thế nào?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, suy thận được chia làm 4 cấp độ. Đối với từng cấp độ suy thận sẽ mang đến những ảnh hưởng sức khỏe khác nhau cho người bệnh. Ở cấp độ 1 của suy thận, chức năng bị giảm khoảng 25% so với thận bình thường.

Mặc dù chức năng của thận chỉ mới giảm khoảng 1/4 nhưng đây là một vấn đề khá nghiêm trọng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của những cơ quan khác trong cơ thể, khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút.

Khi bị suy thận độ cuối, người bệnh phải chạy thận nhân tạo

Các biểu hiện của bệnh suy thận ở mức độ 1 thường khá nhẹ, với các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, đau tức hai bên sườn, thiếu máu nhẹ,... thường không rõ rệt. Nếu không đi kiểm tra thì sẽ không biết mình bị mắc bệnh suy thận.

Người bị suy thận cấp độ 1 có tỷ lệ chữa khỏi bệnh là 90% nếu điều trị đúng và kịp thời. Qua các cấp độ 2, 3 4 thì mức độ ảnh hưởng của suy thận đến sức khỏe càng trầm trọng hơn. Người bệnh phải điều trị hết sức khó khăn, cần chạy thận và ghép thận thì mới có thể tiếp tục duy trì sự sống.

>>> XEM THÊM: Chuyên gia Trần Đình Ngạn giải đáp - Chạy thận nhân tạo giá bao nhiêu? TẠI ĐÂY

Phòng ngừa suy thận ra sao?

Bạn có thể phòng tránh suy thận bằng cách thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế việc sử dụng các thực phẩm gây hại cho sức khỏe và thận như đồ ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều muối, đồ chiên nấu nhiều lần. Sau đây là một số cách bạn có thể làm hàng ngày để phòng tránh suy thận hiệu quả:

– Hạn chế việc sử dụng thuốc giảm đau với liều lượng lớn, vì chúng sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực đến thận.

– Không uống nhiều nước ngọt hoặc các đồ uống có ga. Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia thường xuyên và các chất kích thích khác.

Hạn chế tiêu thụ nước có ga để bảo vệ thận

– Uống đủ nước mỗi ngày cũng là cách bảo vệ thận. Nên uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, có thể thay một phần nước lọc bằng các loại nước trái cây, hoa quả tốt cho sức khỏe.

– Tập thể dục thường xuyên, đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe. Đối với những người làm văn phòng thì không nên ngồi quá lâu một chỗ, thỉnh thoảng cần đứng dậy vận động tay chân, thư giãn gân cốt và giúp máu lưu thông tốt hơn.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để nắm bắt được tình trạng hoạt động của thận.

Một giải pháp an toàn giúp tăng cường chức năng thận đang được nhiều chuyên gia và người mắc tin tưởng sử dụng, đó là sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương.

Với thành phần chính từ cây dành dành, cùng nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… đây là một bài thuốc tăng cường chức năng thận, giúp cải thiện các triệu chứng suy thận hiệu quả.

Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương là sự kết hợp giữa các thảo dược có tác dụng: Hỗ trợ điều trị các triệu chứng của người suy thận như mệt mỏi, phù, đau đầu, thiếu máu; Kiểm soát các bệnh là nguyên nhân gây suy thận như đái tháo đường, tăng huyết áp; Giúp bảo vệ và tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị suy thận tiến triển nhanh và giảm nhu cầu chạy thận.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/doi-song/suc-khoe/suy-than-nguy-hiem-nhu-the-nao-cach-phong-ngua-la-gi-3376618/