Súng trường lạc hậu của Việt Nam 'vít cổ' loạt giặc lái Mỹ

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội cùng dân quân và du kích ta đã dùng các loại súng trường lạc hậu nhưng vẫn lập được nhiều chiến công hiển hách, bắn hạ nhiều chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ.

Khi nhắc đến lưới lửa phòng không của Việt Nam trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ hào hùng, người ta thường hay nghĩ đến những trận địa tên lửa S-75 Dvina hay những khẩu đội pháo phòng không mạnh mẽ nhả đạn bắn hạ vô số chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ. Tuy nhiên, để có thể tạo nên một thế trận phòng không nhân dân rộng khắp và toàn diện, vẫn còn có một lực lượng tầm thấp tuy ít được nhắc tới nhưng đã lập được những chiến công anh hùng. Nguồn ảnh: TL.

Khi nhắc đến lưới lửa phòng không của Việt Nam trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ hào hùng, người ta thường hay nghĩ đến những trận địa tên lửa S-75 Dvina hay những khẩu đội pháo phòng không mạnh mẽ nhả đạn bắn hạ vô số chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ. Tuy nhiên, để có thể tạo nên một thế trận phòng không nhân dân rộng khắp và toàn diện, vẫn còn có một lực lượng tầm thấp tuy ít được nhắc tới nhưng đã lập được những chiến công anh hùng. Nguồn ảnh: TL.

Kể từ trước và trong chiến tranh Thế giới thứ 2, người ta thường xuyên sử dụng phương thức dùng súng trường cá nhân, súng máy để phòng không bởi ở thời điểm đó, máy bay tiêm kích chủ yếu dùng cánh quạt với trần bay thấp và khi tấn công thì thường bổ nhào cắt bom, ngư lôi nhằm đạt độ chính xác cao. Do đó, chúng thường bị tổn thương bởi các loại vũ khí cá nhân tầm thấp. Nguồn ảnh: TL.

Tuy nhiên, kể từ sau chiến tranh thế giới, nhất là khi các loại tiêm kích phản lực ra đời, máy bay chiến đấu đã có tầm bay rất cao, trang bị các loại hỏa lực mạnh như tên lửa,… và không còn thường xuyên thực hiện các hành động bổ nhào tấn công như các loại máy bay cánh quạt nữa. Chính vì đó, những khẩu súng trường cá nhân tưởng chừng như đã không còn tác dụng trong thời đại mới. Nguồn ảnh: TL.

Tuy nhiên, khi tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam, Không quân và Không quân Hải quân Mỹ đã gặp phải vô vàn khó khăn khi chúng ta sở hữu rất nhiều trận địa pháo phòng không đa cỡ nòng từ 37mm, 57mm, 88mm cho đến 100mm và các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina khiến cho các loại tiêm kích và cường kích Mỹ trong nhiều trường hợp thường thực hiện bay thấp và rất thấp để tránh lưới lửa phòng không tầm cao. Nguồn ảnh: TL.

Và chắc chắn khi chúng bay thấp, sẽ chịu tổn thương dễ dàng bởi các loại súng trường cá nhân và súng máy các cỡ được trang bị cho dân quân và du kích trên khắp các địa phương. Những khẩu súng trường bán tự động hoặc bắn phát một được cho là đã vô cùng lạc hậu trong thời đại của súng tiểu liên và súng liên thanh thì nay lại tỏ ra vô cùng hiệu quả trong việc “vít cổ” giặc lái Mỹ. Nguồn ảnh: TL.

Khi phải đối mặt với một lưới lửa phòng không đa tầng với nhiều loại hỏa lực khác nhau, tầm bắn khác nhau và sức sát thương khác nhau, máy bay Mỹ một khi đã xâm phạm vùng trời của ta thì dù bay ở bất cứ tầm nào cũng đều không được an toàn. Nguồn ảnh: TL.

Đã có rất nhiều máy bay Mỹ bị bắn hạ bởi những khẩu súng trường cổ lỗ của dân và quân ta. Điển hình như vào năm 1968, một nữ chiến sĩ đã bắn hạ một tiêm kích F-105 Mỹ bằng súng trường K44 trên đường mòn Hồ Chí Minh. Năm 1969, một chiếc tuần thám cơ T-28 của Mỹ cũng bị bắn hạ bằng súng trường ở đường mòn Hồ Chí Minh. Năm 1965, tổ dân quân ở Lạng Sơn đã bắn hạ một tiêm kích F-4H của Mỹ bằng 3 khẩu K44,… Nguồn ảnh: TL.

Những khẩu súng trường bán tự động và lên đạn phát một dù cho có tốc độ bắn rất chậm tuy nhiên tầm bắn lại khá tốt, khoảng cách tối đa trên thước ngắm của những khẩu K44 là 1.000m, tầm bắn hiệu quả 600m, đủ sức để bắn hạ những chiếc máy bay địch bay ở độ cao thấp. Nguồn ảnh: TL.

Tuy nhiên, để có thể bắn hạ được những chiếc tiêm kích và máy bay Mỹ bằng súng trường là một điều không hề dễ dàng gì. Chỉ với một cây súng thường tạo ra một mật độ hỏa lực đơn lẻ và thưa thớt, tỉ lệ có thể hạ gục máy bay là rất thấp vì thế cho nên người ta thường kết hợp tạo thành một đội hình nhiều chiến sĩ cùng phối hợp tác xạ về phía mục tiêu trong tầm bắn nhằm tối ưu khả năng của súng. Nguồn ảnh: TL.

Với phương thức tác chiến có một không hai, nằm ngoài mọi sách vở dạy về phòng không trên thế giới; thế trận phòng không nhân dân với đủ các lực lượng chính quy và ngoài chính quy của ta trong Kháng chiến chống Mỹ đã gây cho đối phương không ít tổn thất, nằm ngoài mọi dự đoán của Lầu Năm Góc khi dám ra lệnh đánh bom quy mô lớn miền Bắc nước ta. Nguồn ảnh: TL.

Lực lượng phòng không Việt Nam phát huy truyền thống trong thế kỷ 21. Nguồn: QPVN.

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/sung-truong-lac-hau-cua-viet-nam-vit-co-loat-giac-lai-my-1479229.html