Sửng sốt loạt kỳ quan thiên nhiên nguy cơ biến mất vĩnh viễn vì lý do này

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự bất cẩn của con người, một số kỳ quan thiên nhiên thế giới dưới đây đang đứng trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn trong vòng 100 năm tới.

Theo Insider, Vịnh Maya ở Thái Lan nằm trong danh sách những kỳ quan thiên nhiên có nguy cơ biến mất vĩnh viễn trong vòng 100 năm tới. Cơ quan chức năng Thái Lan thông báo Vịnh Maya nổi tiếng sẽ bị đóng cửa vô thời hạn đối với khách du lịch. "Lượng khách du lịch đổ về đây đã phá hủy nghiêm trọng hệ sinh thái của vịnh và hiện giờ nó sẽ cần thời gian để phục hồi", The Guardian đưa tin. (Nguồn ảnh: Insider)

Theo Insider, Vịnh Maya ở Thái Lan nằm trong danh sách những kỳ quan thiên nhiên có nguy cơ biến mất vĩnh viễn trong vòng 100 năm tới. Cơ quan chức năng Thái Lan thông báo Vịnh Maya nổi tiếng sẽ bị đóng cửa vô thời hạn đối với khách du lịch. "Lượng khách du lịch đổ về đây đã phá hủy nghiêm trọng hệ sinh thái của vịnh và hiện giờ nó sẽ cần thời gian để phục hồi", The Guardian đưa tin. (Nguồn ảnh: Insider)

Đường bờ biển của đảo Outer Banks ở Bắc Carolina (Mỹ) đang bị xói mòn đất với tốc độ nhanh chóng. Theo Cục Chất lượng Môi trường Bắc Carolina, khoảng 1,8 mét đất ven biển này bị xói mòn mỗi năm.

Quần đảo Seychelles có thể biến mất hoàn toàn trong 50 năm đến 100 nữa do xói mòn đất ven biển.

Số lượng sông băng trong Vườn quốc gia Glacier ở Montana (Mỹ) đã giảm từ 150 xuống ít hơn 25, và có thể mất hoàn toàn trong 15 năm nữa.

Dự báo, các khu rừng của Madagascar chỉ còn tồn tại được trong 35 năm nữa, do nạn phá rừng và cháy rừng hoành hành.

Thành phố Venice của Italy đang căng mình đối phó với mực nước ngày càng dâng cao.

Machu Picchu, "Thành phố đã mất của người Inca", ở Peru là một Di sản Thế giới của UNESCO. Tuy nhiên, tàn tích này đang bị tàn phá bởi lượng du khách lớn đổ về đây mỗi năm. Nhiều người tin rằng, tình trạng lở đất và xói mòn tự nhiên có thể khiến nơi này sụp đổ.

Đền Taj Mahal ở Ấn Độ là một trong những công trình mang tính biểu tượng nhất thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng tình trạng xói mòn và ô nhiễm có thể khiến tòa nhà này sụp đổ.

Quần đảo Galapagos cũng đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa.

Cây Joshua trong vườn quốc gia Joshua ở California (Mỹ) có thể bị tuyệt chủng vào năm 2070 do hạn hán nghiêm trọng.

Mực nước ngầm và nước thải dâng cao có thể khiến các kim tự tháp nổi tiếng ở Ai Cập sụp đổ.

Rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier Reef của Australia đã giảm hơn một nửa chỉ trong năm 2016 do nhiệt độ nước biển tăng. Các nhà khoa học dự đoán, rạn san hô này có thể biến mất hoàn toàn vào năm 2030.

Quốc đảo Maldives đang chìm dần vì biến đổi khí hậu. Giới khoa học dự đoán, trong vòng 100 năm nữa, nơi này sẽ bị ngập hoàn toàn.

Gần 2/3 Vạn lý Trường Thành của Trung Quốc đã bị hư hại hoặc tàn phá.

Quốc gia Tuvalu được tạo thành từ 9 hòn đảo cũng có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm.

Một số người tin rằng dù nạn phá rừng chấm dứt ngay lập tức, một số loài trong khu rừng Amazon của Brazil vẫn có nguy cơ biến mất mãi mãi.

Mời độc giả xem thêm video: Các bộ tộc Amazon học kỹ năng chống cháy rừng (Nguồn: VTC14)

Thiên An

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/doi-song-the-gioi/sung-sot-loat-ky-quan-thien-nhien-nguy-co-bien-mat-vinh-vien-vi-ly-do-nay-1305504.html