Sùng phúc diên khánh từ đường bi ký - một tấm bia có nhiều giá trị

Có thể nói: Nền văn hóa văn minh Đại Việt là nền văn hóa văn minh làng bản. Từ xưa, đại bộ phận các làng quê ở Việt Nam đều có đình, chùa, nhưng không phải đình nào cũng có bia.

Bia "Sùng Phúc diên khánh từ đường bi ký" thuộc đình làng Yến Đô , Tân Việt, Yên Mỹ, Hưng Yên. Bia dựng tháng 10 năm Cảnh Hưng 17 (1756),cho đến nay nó đã tồn tại ngót ba trăm năm, tọa ở nơi cao ráo khang trang nhưng thực ra không nhiều người biết đến văn bia mặc dù lời, ý đã chọn lọc, câu ngắn chắc nịch, lượng thông tin hàm chứa lại rất nhiều. Nó cho chúng ta thấy đời sống sinh hoạt, văn hóa tâm linh, đời sống kinh tế và ý thức cộng đồng trong việc xây dựng quê hương của một đơn vị "Quốc gia thu nhỏ" thời Cổ Việt.

Một số bậc cao niên trong làng kể lại:

Xưa, đình đặt ở phía bắc của làng (dân gian gọi là đình trên), khuôn viên rộng lớn, gò đống cao, xung quanh trồng toàn nhãn, cảnh quan đẹp. Đình kiến trúc kiểu chữ tam: Hậu cung ba gian, năm gian tiền tế, đại bái năm gian. Do nhiều nguyên nhân tế nhị, Tân Tỵ (1941) các cụ kéo đình về xóm dưới (xóm Đông) cho đẹp hơn.

Đình có cả thảy 18 bia nhỏ gọi là bia hậu, do người làng sắm đưa dần vào. Theo lệ làng: Ai có bia hậu thì được cúng, cúng sau cúng thần.

Có câu: "Văn võ lưỡng ban, cập tri thiên công bia vị đồng hiến hưởng."

Năm Canh Dần (1950 ), các bia nhỏ bị lính Mêlip bốt Cảnh Lâm mang về nung vôi. Bia chính không chịu chung số phận cùng các bia hậu là nhờ ở sự quyết tâm gìn giữ của các cụ và dân làng, các cụ đã đệ đơn xin lại (phần cũng vì nó to và nặng quá chăng mà bọn chúng không cố mang đi chứ thực ra sự kém thua hơn được thời loạn ly không thuộc phía dân làng).

Nhà thờ các dòng họ buổi sơ khai, đình và bia có những mối quan hệ khăng khít. Một vài điều cũng cần phải nói rõ thêm, xác định rõ:

- Thôn Cổ Việt vốn là đất do Tiên tổ Đỗ Pháp Thi khởi dựng (Văn bia chùa Diên Phúc đã ghi)

- Xã Yến Đô vốn là đất danh thắng của thôn Cổ Việt, huyện Thiên Thi (Văn bia ở đình làng Yến Đô ghi)

Theo ý văn bia "Sùng Phúc diên khánh từ đường bi ký" thì từ thế kỉ 18, dân làng đã trải một quá trình lao động nhọc nhằn, do công sức khai khẩn bền bỉ mà sản vật nơi đây dồi dào, nông tang phát đạt, muôn vật sinh sôi, cháu con đông đúc; cũng do quan viên sắc mục trong xã đồng tâm hiệp lực mà Từ đường mới được dựng lên. Xong, các cụ mới cậy nhờ người soạn thảo văn bia "để ghi lại sự việc đương thời".

Như vậy hai chữ Từ đường lúc văn bia ra đời, chỉ hiểu theo nghĩa hẹp. Do hệ tư tưởng Nho giáo phát triển và ảnh hưởng sâu rộng đến mỗi một làng quê (nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ), do nhu cầu chung của cộng đồng cư dân, sau này các quan viên sắc mục mới xin Hèm... thờ thánh và: Từ đường trở thành Đình (trung tâm văn hóa - chính trị) của cộng đồng cư dân làng cổ nói chung và An Đô xưa - Yến Đô nay nói riêng.

Bản thân tấm bia cũng chịu nhiều tác động của thăng trầm lịch sử.

Trở lại việc tiền nhân lập bia, xin giới thiệu một vài ý để độc giả tham khảo:

1- QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU, DỊCH VÀ IN ẤN VĂN BIA

Trong khoảng trăm năm mới đây người ta chỉ biết có một tấm bia chơ vơ đứng đó, lúc thì ở dãy nhà dài cùng với các cháu học sinh lớp 1, lớp 2 vào những năm 60 của thế kỷ 20, lúc thì ở một gian nhà vuông xây quá sơ sài, lúc thì ở ngoài long nước....

Đầu xuân năm Đinh Sửu (1997) cụ Trịnh Đức Dần (một thành viên của làng, nguyên BTĐU Nhạc Viện Hà Nội nay là Nhạc viện Quốc gia Viên Nam) đưa đoàn cán bộ Viện Hán - Nôm về trực tiếp xem xét, khảo cứu, dịch và in ấn văn bia. Đoàn đã tặng làng các bản phiên âm và dịch nghĩa. Ngày 25/11 năm Đinh Sửu (1997), cụ Dần gửi lại các cụ Hội Bảo thọ thôn Yến Đô với mong muốn mọi người hiểu cội nguồn, ghi nhớ công đức của các bậc tiền nhân mà nỗ lực hơn nữa trong việc đoàn kết giữ gìn, xây đắp làm đẹp hơn nữa quê hương trong thời đại mới. Cụ Dần đề tặng:

Danh thơm ghi tạc công bi ký

Mãi mãi lưu truyền lớp cháu con.

Và, cũng chính vì vậy mà khi tôn tạo xây dựng lại nhà bia đầu xuân Nhâm Thìn (2012), người làng Yến Đô, đặc biệt là họ Trịnh đã chạm khắc vào nhà bia một hàng đại tự: TỔ TẠO TÔN BỒI

2 BIA " SÙNG PHÚC DIÊN KHÁNH _ TỪ ĐƯỜNG BI KÝ " DIỆN MẠO, NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ VĂN BẢN

Bia được làm bằng đá xanh, khối hình chữ nhật dẹt, khổ 1,60. 0,80. 0,20 còn cả đế ước nặng trên một tấn gồm 70 dòng và hơn 1000 chữ, chữ khắc chân phương ở cả hai mặt, đầu và xung quanh bia không trang trí như " Cổ Việt thôn Sùng Phúc tự bi minh " hai tấm bia, về không gian địa lý chúng chỉ cách nhau vài trăm mét nhưng về thời gian lịch sử thì chúng được sinh ra cách nhau có đến 400 năm, nhìn chung khá đẹp.

Xin lược trích một đoạn trong văn bia " Sùng Phúc diên khánh từ đường bi ký ":

" Yến Đô vốn là đất danh thắng của thôn Cổ Việt huyện Thiên Thi...

Thế đất ở đây có các nhánh tụ lại, long mạch dẫn nguồn. Sông Nghĩa Trụ chở đến linh diệu, danh ấp Cổ Việt chung đúc tú khí, dòng lớn Khoái Điền bồi đắp phía tây nam, dải nước Hoảng Lãng quanh co phía đông nam, ven theo bờ là thân rồng uốn lượn cùng mây nước bao la chầu về...

Nay đặt tên là xã Yến Đô mà thời cổ gọi là An Đô....

Xưa, số dân của làng không nhiều, trong hoàn cảnh nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu mà dân làng vẫn làm được đình, chùa, đền.... đủ biết " Sức dân mạnh như nước "

Đinh, chùa, cầu, cống đá,bia đá... là những chứng tích để xác định bề dày lịch sử của

một làng _ làng Yến Đô

.....

Đặng Quang Oánh |

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/sung-phuc-dien-khanh-tu-duong-bi-ky--mot-tam-bia-co-nhieu-gia-tri-58262