Sững người văn hóa làm việc đến kiệt sức ở các nước

Văn hóa làm việc đến kiệt sức dẫn tới cái chết của nhiều người xảy ra ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Dù các quốc gia đã đưa ra các giải pháp nhưng các công ty vẫn phớt lờ...

Mới đây, dư luận xôn xao trước thông tin một nữ nhân viên 22 tuổi làm việc tại công ty thương mại điện tử Pinduoduo, Trung Quốc qua đời sau khi làm việc nhiều giờ liền vào buổi tối. Nữ nhân viên này kiệt sức và ngã quỵ trên đường về nhà cùng đồng nghiệp lúc 1h30 sáng. Cái chết của cô được cho là một trong những trường hợp tử vong vì văn hóa làm việc đến kiệt sức có tên "996" tại Trung Quốc.

Mới đây, dư luận xôn xao trước thông tin một nữ nhân viên 22 tuổi làm việc tại công ty thương mại điện tử Pinduoduo, Trung Quốc qua đời sau khi làm việc nhiều giờ liền vào buổi tối. Nữ nhân viên này kiệt sức và ngã quỵ trên đường về nhà cùng đồng nghiệp lúc 1h30 sáng. Cái chết của cô được cho là một trong những trường hợp tử vong vì văn hóa làm việc đến kiệt sức có tên "996" tại Trung Quốc.

Theo Luật Lao động Trung Quốc, nhân viên được phép kéo dài thời gian làm việc lên đến 3 giờ vì những lý do đặc biệt. Tuy nhiên, nhân viên không được phép làm thêm quá 36 giờ/tháng. Trên thực tế, nhân viên ở một số công ty làm thêm nhiều giờ mỗi ngày và liên tục trong thời gian dài khiến sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do vậy, văn hóa làm việc “996” xuất hiện ở Trung Quốc. Người dân gọi như vậy xuất phát từ việc lịch làm việc dày đặc của nhân viên 12 giờ/ngày (từ 9h sáng - 9h tối) và 6 ngày/tuần.

Do khối lượng công việc khổng lồ nên nhân viên ở một số công ty làm việc từ lúc bình minh đến nửa đêm. Một số người đột tử khi làm việc hơn 12 tiếng/ngày, không kịp ăn uống và ngủ nghỉ.

Tương tự như văn hóa làm việc “996” ở Trung Quốc, Hàn Quốc tồn tại văn hóa làm việc có tên “Gwarosa”. Những nhân viên giao hàng tại quốc gia này là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất của văn hóa làm việc đến kiệt sức.

Theo thông tin từ truyền thông Hàn Quốc, trong năm 2020, 15 trường hợp người giao hàng được ghi nhận đột tử vì làm việc hơn 12 tiếng/ngày. Những trường hợp này tử vong vì làm việc quá sức.

Vào năm 2018, Tổng thống Moon Jae-in cắt giảm số giờ làm quy định từ 68 xuống còn 52 tiếng/tuần để đảm bảo “quyền được nghỉ ngơi” và “cân bằng giữa công việc và đời sống riêng” của người lao động tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng triệt để với những người giao hàng. Do đó, từ năm 2015 - 2019, Hàn Quốc ghi nhân từ 1- 4 trường hợp người giao hàng đột tử vì làm việc quá sức.

Tại Nhật Bản, những trường hợp tử vong vì làm việc đến kiệt sức được gọi là “karoshi”. Làm việc quá sức được cho là nguyên nhân đằng sau hàng chục ca tử vong do đột quỵ, đau tim hay tự tử mỗi năm tại Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản từng công bố một báo cáo về việc có tổng cộng 191 trường hợp tử vong vì văn hóa làm việc “karoshi” trong năm 2017. Báo cáo cũng chỉ ra có 7,7% người làm công ở quốc gia này thường xuyên làm thêm hơn 20 giờ/tuần.

Để giảm thiểu và ngăn chặn những vụ tử vong vì văn hóa làm việc “karoshi”, chính phủ Nhật Bản đưa ra một số giải pháp như công bố kế hoạch giới hạn mức làm thêm giờ với mức trần cho phép 100 giờ/tháng, công bố danh sách các công ty có môi trường làm việc vắt kiệt sức người... Tuy nhiên, những biện pháp này không đạt được hiệu quả như mong đợi khi một số công ty phớt lờ những điều đó.

Mời độc giả xem video: Long An: Tài xế 25 tuổi đột tử khi đang lái xe tải. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/sung-nguoi-van-hoa-lam-viec-den-kiet-suc-o-cac-nuoc-1482893.html