Sức mạnh Quân đội Singapore qua góc nhìn Nga

Bài đăng trên báo chuyên ngành 'Bình luận quân sự' (Nga) ngày 16/12/2017. Ảnh trong bài là của tác giả.

Trong tuyên bố chung Việt Nam- Singapore nhân chuyến thặm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 25- 27/4/2018 có đoạn: “Hai thủ tướng nhấn mạnh cần thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc phòng, an ninh; nghiên cứu chiến lược và trao đổi thông tin tình báo; tăng cường giao lưu sĩ quan trẻ; giao lưu tàu hải quân”.

Nhân sự kiện này, xin giới thiệu với bạn đọc một số thông tin rất ngắn về Quân đội Singapore qua bài viết của Aleksandr Khramchi khin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Bài đăng trên báo chuyên ngành “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 16/12/2017. Ảnh trong bài là của tác giả.

Singapore là một quốc đảo- thành phố hết sức độc đáo. Quốc gia này dù có quy mô (lãnh thổ) siêu nhỏ và dân số tương đối ít, nhưng lại có một nền kinh tế hùng hậu và các lực lượng vũ trang rất mạnh.

Về mức độ quân sự hóa nếu tính theo theo quy mô lãnh thổ và quy mô dân số thì nước này, có lẽ, còn vượt cả Israel.

Singapore áp dụng luật nghĩa vụ quân sự, không chấp nhận bất kỳ trường hợp miễn hoãn hoặc ngành phục vụ thay thế nào (cho phục vụ trong Quân đội) và bắt buộc công dân phải tham gia các đợt tập huấn hai tuần mỗi năm cho đến khi tròn 40 tuổi.

Thêm nữa, mỗi bé trai ngay sau khi mới cất tiếng khóc chào đời đã nhận giấy gọi nhập ngũ tượng trưng cùng thời điểm với nhận giấy chứng nhận khai sinh.

Một phần phương tiện kỹ thuật quân sự, đặc biệt là phương tiên kỹ thuật không quân, đơn giản là không thể bảo quản trong nước vì không có chỗ và vì thế thường xuyên được “gửi nhờ” ở nước ngoài. Singapore mua vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự chủ yếu của Mỹ, Israel và Anh, đồng thời cũng phát triển rất mạnh nền công nghiệp quốc phòng trong nước.

Mặc dù có tới 75% dân số là người gốc Hoa (nguyên văn- người Trung Quốc), nhưng Singapore không có bất kỳ một mối quan hệ quân sự nào với Trung Quốc.

Lục quân:

Có 5 sư đoàn, đó là: Sư đoàn số 5 (trong biên chế có Lữ đoàn tăng thiết giáp số 8, các lữ đoàn bộ binh số 3, 5, 24 và 30), Sư đoàn số 6 (trong biên chế có Lữ đoàn tăng số 54, các Lữ đoàn bộ binh số 2, 9, 76), Sư đoàn số 9 (Lữ doàn tăng- thiết giáp số 56, các Lữ đoàn bộ binh 10 và số 12),

Sư đoàn số 21 (các Lữ đoàn bộ binh số 7, 13 và 15), Sư đoàn dự bị số 25 (có các Lữ đoàn bộ binh số 11, 14, 63 và 65). Còn 6 lữ đoàn bộ binh (độc lập) – đó là các Lữ đoàn số 21, 22, 26, 27, 29 và 32), một cụm quân đặc nhiệm, một trung đoàn Gurkha ( các binh sỹ gốc Nepal) và nhiều các phân đội đảm bảo.

Các loại xe tăng chủ yếu- 152 xe tăng “ Leopard” của Đức, một phần trong số đó hiện đang trên đất Đức và được sử dụng để huấn luyện các kíp xe tăng Singapore. Trong trang bị còn có 340 xe tăng hạng nhẹ Pháp đã lạc hậu АМХ-13SM1.

Trong số 44 xe BMP (xe chiến đấu bộ binh) Pháp АМХ-10Р, có một nửa là phiên bản xe chiến đấu bộ binh mang vũ khí hạng nặng AMX-10PAC90. Có các xe BMP do Singapore tự sản xuất- đó là 135 xe AV-81 "Теrrex", 250–300 xe IFV-25 “Bionix”, 200 xe "Bionix-2".

Xe vận tải bọc thép- có các xe của Mỹ sản xuất (945 chiếc М113А1/2, 50 chiếc V-200, 15 chiếc MaxxPro) và các xe vận tải bọc thép tự sản xuất ( hơn 40 chiếc “Bronco”, 300 chiếc IFV-40/50).

Pháo nòng của Quân đội Singapore hoàn toàn do các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng nước này tự sản xuất: 54 tổ hợp pháo tự hành SSPH-1 “Primus” và 124 pháo xe kéo (18 khẩu FH-2000, 54 khẩu "Pegas ", 52 khẩu FH-88).

Trong các kho bảo quản niêm cất còn có 121 khẩu pháo xe kéo- 22 khẩu LG1 của Anh, 45 khẩu M-68 và 38 khẩu M-71 của Israel, 16 khẩu М114А1 của Mỹ. Quân đội Singapore có tới 500 khẩu cối 81 ly và 90 cối tự hành 120ly ( trong đó có 40 khẩu lắp trên xe “Bronco” và 50 khẩu- trên xe M113).

Các tổ hợp pháo phản lực bắn dàn- 18 tổ hợp HIMARS mới nhất của Mỹ. Tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai- có 30 tổ hợp “Spike” mới nhất của Israel và cũng khoảng 30 tổ hợp “Milan” của Pháp.

Không quân:

Có trong trang bị 100 máy bay tiêm kích thế hệ bốn Mỹ sản xuất- 40 chiếc F-15SG và 60 chiếc F-16 (20 C, 40 D). Như đã nói ở trên, các máy bay không có mặt trên lãnh thổ Singapore, chính vì thế mà chúng “đóng quân” tại Mỹ.

Trong trang bị của Không quân Singapore còn có 41 máy bay tiêm kích Mỹ tương đối cũ F-5 (32 F-5S, 9 F-5 tác chiến- huấn luyện và đến 25 máy bay cường kích cũng đã cũ A-4SU ( trong số đó có 21 máy bay chiến đấu- huấn luyện TA-4SU). 21 máy bay này “đóng quân” tại Pháp và sử dụng làm máy bay huấn luyện.

Trên lãnh thổ Singapore chỉ có các máy bay F-5 đã qua hiện đại hóa sâu. Không quân Singapore cũng có 5 máy bay tuần tiễu “Fokker 50” Hà Lan sản xuất, 4 máy bay AWACS “Gulfstream” G550 của Mỹ, 9 máy bay tiếp dầu cũng của Mỹ (4 chiếc KC-135R, 5 chiếc КС-130), 9 máy bay vận tải (5 chiếc С-130Н, 4 chiếc "Fokker-50").

Trong số 33 máy bay huấn luyện có 19 máy bay PC-21 của Thụy Sỹ ( bố trí tại Úc), 12 chiếc T-346 mới nhất của Ý- bố trí tại Pháp. Còn 2 chiếc khác – đó là 2 máy bay CT/4E của New Dealand.

Trong trang bị của Không quân có 19 máy bay lên thẳng chiến đấu Mỹ AH-64D "Аpache" và 6 máy bay lên thẳng chống ngầm S-70B, 48 máy bay lên thẳng vận tải (16 chiếc СН-47 "Chinook" của Mỹ, các máy bay lên thẳng AS332M và AS532UL của Pháp).

Các máy bay “Apache” và một phần “Chinook” gửi tại Mỹ, còn các máy bay lên thẳng Pháp – tại Úc. Có 5 máy bay lên thẳng Châu Âu ЕС120В được sử dụng để phục vụ huấn luyện.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/suc-manh-quan-doi-singapore-qua-goc-nhin-nga-3357097/