Sức mạnh Lữ đoàn Tàu ngầm 189 Hải quân

Ngày 20/6, kỷ niệm tròn 10 năm xây dựng và trưởng thành của Lữ đoàn Tàu ngầm 189 Hải quân.

Theo báo Hải quân, việc thành lập Lữ đoàn Tàu ngầm 189 Hải quân được thực hiện theo Quyết định số 2180 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. (Các đại biểu dự Hội nghị giao nhiệm vụ cho Kíp tàu ngầm số 2 đi huấn luyện tại Liên bang Nga năm 2012 chụp ảnh lưu niệm).

Lữ đoàn Tàu ngầm 189 là đơn vị tàu ngầm cấp chiến dịch được trang bị các tàu ngầm Kilo 636, hải đội tàu bảo đảm cùng hệ thống cơ sở bờ đồng bộ, hiện đại. (Cán bộ, thủy thủ Tàu ngầm 183-TP.Hồ Chí Minh trong lễ hạ thủy tàu tại Liên Bang Nga tháng 12-2012).

Lữ đoàn có nhiệm vụ độc lập hoặc hiệp đồng với các đơn vị trong và ngoài Quân chủng triển khai bí mật tàu ngầm, tìm kiếm, phát hiện, bám sát và bất ngờ tiến công tiêu diệt các mục tiêu của địch. (Các thủy thủ tàu ngầm được huấn luyện đi biển tại Liên bang Nga).

Việc thành lập Lữ đoàn Tàu ngầm 189 là dấu mốc lịch sử trong lộ trình xây dựng Hải quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện đại; thể hiện sự quan tâm sâu sắc, tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. (Lễ giao nhận Tàu ngầm 182-Hà Nội năm 2014).

Tròn 10 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, thủy thủ Lữ đoàn Tàu ngầm 189 đã vun đắp nên truyền thống "Đoàn kết, kỷ luật, bí mật, quyết thắng". (Ngày 3-4-2014, Quân chủng Hải quân tiến hành Lễ thượng cờ cấp quốc gia Tàu ngầm 182-Hà Nội và Tàu ngầm 183-TP. Hồ Chí Minh).

Truyền thống đó là nguồn cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ toàn Lữ đoàn tiếp tục phấn đấu lập nhiều thành tích, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Được biết, trong chuyến thăm Nga vào tháng 12/2009, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khi đó là ông Nguyễn Tấn Dũng đã tiến hành ký kết một hợp đồng mua vũ khí hạng nặng với Nga. Tròn đó có hợp đồng mua tàu ngầm, máy bay chiến đấu và các loại vũ khí hạng nặng khác với phía Nga.

Nga đồng ý bán cho Việt Nam 6 tầu ngầm Project 636 lớp Kilo. Bản hợp đồng này có trị giá 2,1 tỷ USD. Hợp đồng này đã bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên bờ và đào tạo thủy thủ phục vụ trên tầu ngầm. Đây là hợp đồng vũ khí lớn thứ hai của Nga thời kỳ hậu Xô-viết. Hợp đồng lớn nhất của Nga là cung cấp 8 tàu ngầm cho Trung Quốc.

Ngày 24/04/2010, ông Vladimir Aleksandrov, Tổng giám đốc Admiralteiskie Verfi (Nhà máy đóng tàu Admiralty) ở St Petersburg, thông báo là công ty của ông đã được chỉ định thực hiện hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm Project 636 lớp Kilo. Giá mỗi chiếc tàu ngầm này là 300-350 triệu USD. (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Lữ đoàn Tàu ngầm 189, tháng 5-2016).

Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn (với tải trọng tối đa), hoạt động ở độ sâu trung bình là 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m. Tàu có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý (khi chạy ở tốc độ 7 hải lý/h), thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người. (Ngày 2-6-2017, lần đầu tiên trong lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, Tàu ngầm 182-Hà Nội bắn tên lửa thành công, tiêu diệt mục tiêu).

Vũ khí của tầu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, tên lửa chống tàu Club-S, 24 quả thủy lôi, tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla. Tàu được thiết kế với sứ mệnh chống ngầm, chống tàu nổi và chống cả máy bay tầm thấp. Ngoài ra, Kilo 636 còn có động cơ chạy êm nhất thế giới thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra. Ảnh: HQVN. (Thanh Hà)

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/anh-nong/suc-manh-lu-doan-tau-ngam-189-hai-quan-3434043/