Sức mạnh khủng khiếp của tên lửa BrahMos Ấn Độ

Trước sự gia tăng không ngừng sức mạnh trên biển của Hải quân Trung Quốc, Ấn Độ cũng đã kịp đưa vào biên chế một thứ vũ khí có khả năng thay đổi 'cuộc chơi'.

 Hiện nay Hải quân Trung Quốc đã chuẩn bị biên chế tàu sân bay thứ hai mang mã định danh Type 001A để tạo nên 2 biên đội tác chiến cực mạnh trên biển.

Hiện nay Hải quân Trung Quốc đã chuẩn bị biên chế tàu sân bay thứ hai mang mã định danh Type 001A để tạo nên 2 biên đội tác chiến cực mạnh trên biển.

Khi hoàn thành trang bị, sức mạnh của Hải quân Trung Quốc sẽ vươn xa, không chỉ thách thức tới Mỹ mà còn nguy cơ soán ngôi Ấn Độ tại vùng biển vẫn được xem như "sân sau" của họ là Ấn Độ Dương

Trước tình cảnh trên, New Delhi dĩ nhiên không chịu ngồi nhìn mà họ tuyên bố đã sở hữu thứ vũ khí có thể dễ dàng nhấn chìm tàu sân bay của Trung Quốc chỉ với duy nhất một phát bắn.

Vũ khí mang tính chiến lược đó chính là tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm BrahMos, ngoài phiên bản phóng từ tàu mặt nước và từ đất liền thì Ấn Độ đã chế tạo thành công biến thể phóng từ trên không BrahMos-A.

Tên lửa BrahMos-A sẽ được trang bị đầu tiên cho 40 tiêm kích Su-30MKI đã được gia cố khung thân, nó được quảng cáo có khả năng vượt qua mọi lớp phòng thủ của đối phương.

Tên lửa BrahMos-A có tầm bắn 290 km, mang theo đầu đạn 200 kg, tốc độ tối đa Mach 2,9 và có khả năng kháng nhiễu điện tử rất tốt, xác suất trúng đích rất cao.

Với bộ đôi Su-30MKI mang BrahMos-A, New Delhi cho rằng họ thừa khả năng tiêu diệt cả biên đội tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc. Tuy vậy nhận định này có vẻ hơi chủ quan.

Cần lưu ý rằng để đạt tầm bắn tối đa 290 km thì tên lửa BrahMos sẽ phải thực hiện quỹ đạo bay cao gần như toàn quá trình, như vậy rất dễ bị radar trên tàu chiến phát hiện từ xa để đánh chặn.

Đi kèm tàu sân bay Trung Quốc là các khu trục hạm Type 052C/D và Type 055 có trang bị radar mảng pha Type 346 tính năng tương tự như Aegis của Mỹ và tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9B.

Tốc độ của tên lửa HHQ-9B đạt tới trên 2.100 m/s, tức là vượt trội BrahMos, cho nên nếu phát hiện từ xa thì nó sẽ tiêu diệt tên lửa của Ấn Độ không mấy khó khăn.

Để vượt qua lớp phòng thủ từ khu trục hạm Trung Quốc thì sẽ buộc phải cài đặt chế độ cho BrahMos bay thấp toàn quá trình, lúc này tầm bắn của đạn sẽ chỉ còn 120 km, buộc máy bay mang tên lửa phải vào thật gần.

Tiêm kích Ấn Độ khi đó lại nằm trong tầm bảo vệ của ô phòng không hạm tàu Trung Quốc, vì tầm bắn của tên lửa HHQ-9 đạt tới 200 km, tức là Su-30MKI không thể an toàn.

Do vậy việc Không quân Ấn Độ tuyên bố chỉ cần duy nhất 1 quả tên lửa BrahMos là đủ để đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc bị xem là không thực tế và quá lạc quan.

Nếu áp dụng chiến thuật phóng đạn bay cao từ cự ly xa, ước tính cũng phải khai hỏa tới vài chục quả BrahMos mới mong vượt qua nổi lớp phòng thủ dày đặc như đã trình bày ở trên.

Còn nếu muốn cho tên lửa bay thấp để tránh radar phát hiện, Ấn Độ sẽ còn nhiều việc phải làm để nâng tầm bắn của tên lửa BrahMos vượt ra ngoài con số 120 km như hiện nay.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-suc-manh-khung-khiep-cua-ten-lua-brahmos-an-do/776600.antd