Sức mạnh cặp đôi tàu chiến Pháp - Australia tập trận ngoài khơi Indonesia

Đây có thể xem là lần đầu tiên tàu sân bay hạt nhân Pháp tập trận ở châu Á cùng các quốc gia đồng minh, nhất là tại khu vực có an ninh hàng hải cực kỳ phức tạp ở Đông Nam Á.

Vào đầu tuần vừa qua, tàu sân bay hạt nhân duy nhất của Hải quân Pháp mang tên Charles de Gaulle đã tập trận chung với khinh hạm HMAS Toowoomba mang số hiệu FFH 156 của Hải quân Australia ở ngoài khơi vùng biển Indonesia. Nguồn ảnh: Sina.

Vào đầu tuần vừa qua, tàu sân bay hạt nhân duy nhất của Hải quân Pháp mang tên Charles de Gaulle đã tập trận chung với khinh hạm HMAS Toowoomba mang số hiệu FFH 156 của Hải quân Australia ở ngoài khơi vùng biển Indonesia. Nguồn ảnh: Sina.

Tàu sân bay Charles de Gaulle hiện là tàu sân bay hạt nhân duy nhất trên thế giới không mang quốc tịch Mỹ và đã được Pháp đưa vào biên chế sử dụng từ những năm cuối của thế kỷ 20 trước đây. Nguồn ảnh: Sina.

Hiện tại, tàu sân bay Charles de Gaulle đang tiến hành hải trình di chuyển bắt đầu từ cảng Toulon ở miền Nam nước Pháp và đích đến cuối cùng chính là ngoài khơi vùng biển Indonesia trước khi quay trở về nước. Nguồn ảnh: Sina.

Trong khi đó, tàu HMAS Toowoomba của Hải quân Hoàng gia Australia là tàu khinh hạm thứ bảy được đóng theo lớp Anzac của hải quân nước này và đã được đặt lườn từ năm 2002. Nguồn ảnh: Sina.

Tới năm 2003, tàu HMAS Toowoomba được hạ thủy và gia nhập biên chế Hải quân Hoàng gia Australia hai năm sau đó. Giống với các tàu khinh hạm lớp Anzac khác do Hải quân Australia tự thiết kế, tàu HMAS Toowoomba có độ ianx nước tối đa 3600 tấn và có chiều dài 118 mét, rộng 15 mét cùng mớm nước 4 mét. Nguồn ảnh: Sina.

Tàu được trang bị một khẩu hải pháo Mk 45 Mod 2 cỡ nòng 127mm cùng với 8 ống phóng tên lửa Harpoon chống hạm và các giếng phóng Mk 41 Mod 5 thẳng đứng có khả năng triển khai được các tên lửa Sea Sparrow. Nguồn ảnh: Sina.

Các máy bay chiến đấu Rafale phiên bản Rafale M được thiết kế để sử dụng riêng với tàu sân bay Charles de Gaulle và bắt đầu gia nhập biên chế từ năm 2001. So với phiên bản Rafale C, Rafale M nặng hơn khoảng 500 kg và là loại tiêm kích duy nhất không phải do Mỹ thiết kế nhưng có khả năng hoạt động tốt trên các tàu sân bay của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.

Bản đồ hải trình của nhóm tác chiến tàu sân bay hạt nhân Pháp với tàu Charles de Gaulle dẫn đầu với tuyến đường màu xanh là chiều đi và màu đỏ là chiều quay trở về. Nguồn ảnh: Sina.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp bao gồm tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle dẫn đầu, kèm theo đó là bốn tàu hộ tống bao gồm một khinh hạm FREEM, một tàu khinh hạm, một tàu tuần duyên cùng một tàu chỉ huy kèm hậu cần và một tàu ngầm hạt nhân. Nguồn ảnh: Sina.

Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay hạt nhân Pháp hoạt động trên biển Địa Trung Hải.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/suc-manh-cap-doi-tau-chien-phap-australia-tap-tran-ngoai-khoi-indonesia-1243441.html