Sức ép Trung Quốc đẩy Ấn Độ - Thái Bình Dương đua chiến lực tàu ngầm?

Mỹ vẫn nắm giữ lợi thế tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương khi nói đến lực lượng tàu ngầm.

Các chuyên gia quân sự cho rằng, Mỹ có thể triển khai thêm các tàu ngầm tấn công hạt nhân và thúc đẩy các đồng minh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nâng cấp hạm đội của họ.

Washington cũng sẽ khuyến khích các đồng minh và đối tác trong khu vực nâng cấp lực lượng tàu ngầm và khả năng chiến đấu của họ,

Chuyên gia về hải quân tại Bắc Kinh Li Jie.

Cuộc chạy đua vũ trang tàu ngầm tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang nóng lên, các nhà phân tích quân sự cho biết sau khi chỉ huy của quân đội Mỹ tại Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương phát biểu với một ủy ban của Thượng viện rằng Mỹ cần tăng cường lợi thế dưới nước trong khu vực này.

Lợi thế dưới lòng biển

Đô đốc Phil Davidson phát biểu tại một phiên điều trần của Ủy ban quân vụ Thượng viện vào đầu tuần trước rằng những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc đã làm giảm lợi thế quân sự của Mỹ trên bầu trời và không gian. Nhưng tướng lĩnh này nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn nắm giữ lợi thế khi nói đến lực lượng tàu ngầm.

"Tiếp tục xây dựng lực lượng tàu ngầm là cực kỳ quan trọng", ông Davidson nói với các thành viên ủy ban. Ngay bây giờ, đó là lợi thế đáng kể nhất của chúng ta trong tất cả các lĩnh vực.

Tàu ngầm của Mỹ vẫn có lợi thế công nghệ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. (Nguồn: SCMP/AFP)

Tàu ngầm của Mỹ vẫn có lợi thế công nghệ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. (Nguồn: SCMP/AFP)

Chuyên gia quân sự từ Hồng Kông Song Zhongping cho biết, nhận xét của ông Davidson cho thấy, Mỹ sẽ gửi thêm tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSN) - như tàu ngầm lớp Virginia và lớp Los Angeles được trang bị ngư lôi, tên lửa chống hạm và tên lửa hành trình Tomahawk - tới khu vực này.

"Washington nhận thấy một mối đe dọa lớn từ Hải quân (Trung Quốc-pv) PLA khi công nghệ phòng không của họ đã trở nên mạnh mẽ hơn ngày nay", theo ông Song. Chỉ có công nghệ SSN của Mỹ là vẫn nắm giữ lợi thế bất đối xứng đối với lực lượng quân đội Trung Quốc.

Sức bật từ đồng minh

Tất cả các tàu ngầm của Mỹ đều chạy bằng năng lượng hạt nhân, yên tĩnh hơn, tàng hình tốt hơn, với khả năng tấn công mạnh mẽ hơn so với các tàu ngầm Trung Quốc.

Còn chuyên gia về hải quân tại Bắc Kinh Li Jie cho biết, Washington cũng sẽ khuyến khích các đồng minh và đối tác trong khu vực nâng cấp lực lượng tàu ngầm và khả năng chiến đấu của họ.

Tất cả các tàu ngầm của Mỹ đều chạy bằng năng lượng hạt nhân, vì vậy chúng yên tĩnh hơn và tàng hình tốt hơn, với khả năng tấn công mạnh mẽ hơn so với các tàu ngầm Trung Quốc, ông Li nói.

Đầu tháng này, đồng minh Australia của Mỹ tuyên bố đã ký thỏa thuận trị giá 50 tỷ USD để sở hữu một đội tàu gồm 12 tàu ngầm lớp tấn công với Tập đoàn đóng tàu hải quân Pháp.

Các tàu ngầm này sẽ được thiết kế và chế tạo tại Australia theo chương trình quan hệ đối tác chiến lược- một phần trong Kế hoạch đóng tàu quốc gia của chính phủ, trị giá 63,94 tỷ đô la Mỹ.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Ấn Độ vào tháng trước đã phê duyệt một dự án trị giá 5,6 tỷ USD để có sáu tàu ngầm tiên tiến được chế tạo theo mô hình đối tác chiến lược nhằm củng cố lực lượng dưới đáy biển của đất nước này, tờ Hindustan Times đưa tin.

Bài viết này cho biết, dự án tàu ngầm trên sẽ giúp hải quân Ấn Độ đối phó lại sự mở rộng nhanh chóng của hạm đội Trung Quốc.

Ấn Độ đã là đối tác chiến lược với Mỹ kể từ khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ở châu Á để đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Kịch bản xung đột

Chuyên gia Li cho biết, cả Australia và Ấn Độ sẽ có thể sử dụng tàu ngầm của họ để ngăn chặn tàu hải quân Trung Quốc tiến vào Ấn Độ Dương hoặc Biển Đông trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ.

Các tàu ngầm tấn công có thể đóng vai trò lớn hơn các tàu mặt nước, chúng có thể kiềm chế các tàu chiến Trung Quốc trong khu vực hoặc thực hiện các cuộc tấn công tàng hình nếu cần thiết, ông Li cho biết. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được sử dụng để phong tỏa các kênh đi lại chính ở Ấn Độ Dương hoặc eo biển Malacca ở Biển Đông.

Collin Koh, một nghiên cứu viên của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết ngoài việc gửi thêm tàu ngầm tấn công hạt nhân tới khu vực, Mỹ còn có thể triển khai thêm nhiệm vụ tác chiến chống ngầm (ASW) để chống lại đội tàu đang phát triển của Trung Quốc.

Vai trò của các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ cũng cần phải được chú trọng và một vài bên trong số họ sở hữu những nội dung chất lượng khi nói đến tàu ngầm và ASW, như Australia Ấn Độ, Nhật Bản, ông Koh nói.

An Bình

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/suc-ep-trung-quoc-day-an-do-thai-binh-duong-dua-chien-luc-tau-ngam-2019021911392009.htm