Sửa soạn mâm cúng Giao thừa trong nhà, gia chủ cần chuẩn bị những gì cho đủ nghi lễ?

Cứ mỗi năm Tết đến, nhà nhà đều tất bật chuẩn bị cho mâm cúng đêm Giao thừa. Vậy mâm cúng giao thừa quan trọng ra sao và cần chuẩn bị những gì?

Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi đồng hồ điểm 12h đêm, gia chủ sẽ làm lễ thành tâm cầu xin một năm mới nhiều may mắn, sức khỏe cho gia đình mình. Đó là lễ dâng hương vào giây phút chuyển giao giữa giờ khắc cuối cùng của năm cũ và giờ khởi đầu của năm mới, với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Không chỉ vậy, cúng Giao thừa còn là để rước ông bà tổ tiên của chúng ta về chơi lễ Tết, nhìn con cháu sum vầy vui vẻ bên gia đình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà đơn giản và đầy đủ

- Đối với người miền Bắc, mâm cỗ mặn được chuẩn bị rất bài bản, thường trên mâm có 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Cũng có nhà chuẩn bị mâm cỗ lớn xếp cao từ 2 đến 3 tầng.

Bốn bát gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc. Bốn đĩa của mâm cỗ gồm: đĩa giò lụa, đĩa chả quế, đĩa thịt gà, đĩa thịt heo.

- Đối với người miền Trung thường có: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…

- Đối với người miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, nem, gỏi tôm thịt.Khi cúng giao thừa trong nhà, tất cả thành viên trong gia đình cần phải trang nghiêm, chỉn chu trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được phù hộ trong năm mới đồng thời mời ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết cùng gia đình.

Thông thường, lễ cúng này sẽ được tiến hành vào chiều hoặc tối 30 Tết (với tháng đủ, hoặc 29 Tết với tháng thiếu), trước lễ cúng giao thừa. Một số gia đình có thể làm lễ cúng sớm hơn để có thời gian dành cho các hoạt động khác như về quê, du lịch, đến nhà họ hàng, bạn bè…

Tú Anh (TH)

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/sua-soan-mam-cung-giao-thua-trong-nha-gia-chu-can-chuan-bi-nhung-gi-cho-du-nghi-le-131020.html