Sửa đổi Luật Đất đai: Bao giờ là lần cuối ?

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Luật Đất đai hết sức bức xúc trong thực tế, nhưng nguyên tắc là vấn đề gì chưa chín, còn băn khoăn thì chưa trình ra Quốc hội.

Báo Đầu Tư thông tin tại buổi họp báo về chương trình kỳ họp thứ 11 của Quốc hội sáng 23/3, báo chí nêu vấn đề những bất cập của Luật Đất đai hiện hành đã gây rất nhiều khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, đại biểu Quốc hội cũng nhiều lần bày tỏ sốt ruột song đến này vẫn chưa rõ thời gian nào sẽ sửa. Vậy nên nhìn nhận vấn đề này thế nào trong đánh giá tổng kết công tác nhiệm kỳ khóa XIV - một nội dung quan trọng tại kỳ họp 11 sẽ khai mạc vào sáng 24/3.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Nguyễn Trường Giang khái quát, với 9 kỳ họp của nhiệm kỳ này, Quốc hội đã thông qua gần 80 luật, đều do Chính phủ trình.

Buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV diễn ra vào sáng 23/3 tại Hà Nội.

Buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV diễn ra vào sáng 23/3 tại Hà Nội.

Riêng với Luật Đất đai, ông Giang cho biết trước đó đã được Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật và Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo dự luật sửa đổi.

Nhưng quá trình soạn thảo có cái vướng, yêu cầu là phải thể chế được định hướng chung của đảng, có những vấn đề chưa rõ. Vì thế Quốc hội đưa ra khỏi chương trình, chờ định hướng chung và nhất là chờ văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Tôi tin rằng, trong nhiệm kỳ quốc hội khóa XV, việc sửa Luật Đất đai sẽ được trình ra Quốc hội - ông Giang trả lời.

Tiếp lời ông Giang, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh, Luật Đất đai hết sức bức xúc trong thực tế cuộc sống, khi Chính phủ gặp doanh nghiệp thì có rất nhiều ý kiến về những bất cập của luật này.

Ông Phúc cũng cho biết, Thường vụ Quốc hội đã hai lần bố trí nghe Chính phủ báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai. Nhưng cũng còn nhiều vấn đề liên quan đến giá đất, đến hạn điền... cần tổng kết kỹ càng để tránh sửa nhiều lần.

"Nguyên tắc là vấn đề gì chưa chín, còn băn khoăn thì chưa trình ra Quốc hội" - ông Phúc cho biết.

Vẫn theo Tổng thư ký, người phát ngôn của Quốc hội thì "Quốc hội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Cái gì Chính phủ trình sang thì Quốc hội trả lời, không đủ điều kiện thì trả lại".

Theo báo Nông Nghiệp đối với dự án Luật Biểu tình, phóng viên đặt câu hỏi tại sao chưa ban hành luật này? Ông Nguyễn Trường Giang trả lời rằng: “Luật Biểu tình là cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, tôi cho rằng việc cụ thể hóa Hiến pháp là cả một giai đoạn, chứ không phải chỉ một nhiệm kỳ. Hiến pháp thì thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Do đó, cụ thể hóa Hiến pháp thì phải đảm bảo tính khả thi trong từng giai đoạn, phù hợp với thực tiễn”.

Ngay khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có kế hoạch để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, trong đó có việc soạn thảo dự án Luật Biển tình để trình Quốc hội.

Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo, cần tuân thủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, do đó cần có đánh giá, dự báo các nguồn lực để đảm bảo thực tiễn...

Chính vì thế Chính phủ đã có báo cáo với Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội, nhưng thời điểm này cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để đảm bảo tỉnh khả thi của luật.

"Tôi khẳng định, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp là cần thiết, nhưng vấ đề này sẽ được các cơ quan tiếp tục nghiên cứ trình Quốc hội khi đủ điều kiện”, ông Giang nhấn mạnh.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng: Luật Đất đai hiện hành đang "hết sức bức xúc trong cuộc sống", nhất là khi Chính phủ gặp gỡ các doanh nghiệp, địa phương. Rất nhiều ý kiến liên quan đến Luật này. Và Quốc hội cũng bố trí các phiên làm việc để nghe Chính phủ báo cáo tổng kết.

Chúng ta cần sửa Luật Đất đai một cách bài bản, Chính phủ cần tổng kết công tác triển khai Luật Đất đai ở tất cả lĩnh vực để sửa một lần, tránh sửa lĩnh vực này mà ảnh hưởng đến lĩnh vực khác.“Tôi lấy ví dụ liên quan đến hạn điền, liên quan đến giải phóng mặt bằng... nhiều nội dung Chính phủ cần tổng kết một cách kỹ càng rồi mới trình Quốc hội. Một khi chưa chín, còn đang non thì Chính phủ phải nghiên cứu tiếp rồi mới trình ra”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.

Nguyễn Triệu

Nguồn Doanh Nhân VN: https://doanhnhanvn.vn/sua-doi-luat-dat-dai-bao-gio-la-lan-cuoi--30147.html