Sữa đậu nành có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu dùng sai cách

Sữa đậu nành đun sôi chưa kỹ, để trong bình giữ nhiệt, kết hợp với thực phẩm chua... có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí có gây nguy hiểm tính mạng.

Người mắc bệnh thận, tiêu hóa không nên uống

Đậu nành rất giàu protein và các chất chuyển hóa làm tăng gánh nặng cho thận, oxalate trong đậu nành kết hợp với canxi trong thận, dễ tạo thành sỏi, sẽ làm nặng thêm các triệu chứng sỏi thận, vì vậy người bệnh thận không nên uống.

Đun sữa đậu nành khi sôi phải mở vung để các chất có hại bay hơi

Đun sữa đậu nành khi sôi phải mở vung để các chất có hại bay hơi

Sữa đậu nành tính hàn, người tiêu hóa không tốt, bị viêm, loét dạ dày, viêm tụy cũng nên tránh uống để không kích thích tiết acid dạ dày, dịch tụy quá nhiều sẽ làm nặng thêm tình trạng viêm hoặc gây đầy hơi, đau, trướng bụng, khó tiêu.

Người bị bệnh gout

Đậu nành chứa strontium gấp nhiều lần so với các loại đậu khác. Strontium làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh vì làm tăng nồng độ acid uric. Do đó, sữa đậu nành không phù hợp với bệnh nhân gout.

Trẻ nhỏ

Nhiều người cho rằng sữa đậu nành rất giàu protein và cho trẻ uống để thay thế sữa bò, sữa công thức. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành không thể đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.

Bệnh nhân đang dùng thuốc kháng sinh

Không uống sữa đậu nành khi đang dùng thuốc kháng sinh

Sữa đậu nành kết hợp với thuốc kháng sinh như erythromycin sẽ tạo ra các phản ứng hóa học, phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành và thậm chí gây ra tác dụng phụ, có hại cho sức khỏe. Thời gian uống sữa đậu nành và uống kháng sinh tốt nhất là cách nhau hơn 1 giờ.

Bệnh nhân sau phẫu thuật

Bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật sức đề kháng yếu và chức năng tiêu hóa không tốt lắm, vì vậy, tốt nhất không nên uống sữa đậu nành để tránh bị buồn nôn và tiêu chảy. Tốt nhất, nên uống sữa chua trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật để thúc đẩy tiêu hóa và bảo vệ chức năng đường tiêu hóa.

Không nấu sữa đậu nành với đường đỏ

Trong đường đỏ có chứa nhiều acid hữu cơ như acid lactic, acid acetic… có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể. Nếu dùng đường trắng sẽ không có hiện tượng này.

Tránh uống khi đói và uống quá nhiều

Uống quá nhiều sữa đậu nành khiến cơ thể phải tiêu hóa protein, gây trướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Nếu uống sữa đậu nành khi đói, hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và được tiêu thụ trong cơ thể. Vì vậy, nên ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột, dưới tác động của tinh bột, protein có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn.

Không uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ

Trong sữa đậu nành có chứa độc tố saponin. Nếu saponin được đun sôi ở nhiệt độ cao thì độc tính sẽ biến mất. Nhưng nếu chỉ đun sữa đậu nành đến nhiệt độ 80℃-90℃ thì lúc này nhiệt sẽ mở rộng saponin tạo ra rất nhiều bọt trên thành nồi, không để ý sẽ bị nhầm tưởng rằng sữa đậu nành đã chín và tắt bếp. Khi đó, sữa đậu nành sẽ chứa rất nhiều độc tố saponin. Nếu trong cơ thể có chứa hàm lượng saponin quá cao sẽ trở thành tác nhân làm tan máu, kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, chóng mặt... Nó cũng có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng và mất cân bằng điện giải, thậm chí nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt

Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa. Ngoài ra, độc tố saponin trong sữa đậu nành cũng có thể hòa tan trong bình giữ nhiệt, khi uống sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể.

Lưu ý

Đun sữa đậu nành khi sôi phải mở vung để các chất có hại bay hơi.

Nếu bị nhức đầu, tắc nghẽn đường hô hấp và các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành, ngay lập tức phải đi khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Nga Nguyễn (Theo People/JD/QQ)

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/an-toan-thuc-pham/sua-dau-nanh-co-the-gay-nguy-hiem-tinh-mang-neu-dung-sai-cach-post64486.html