Sự thật việc Trung Quốc sao chép thành công 'sát thủ diệt tăng' Kornet của Nga

Tên lửa chống tăng có điều khiển 9M133 Kornet (NATO gọi bằng mã định danh AT-14 Spriggan) là một trong những vũ khí Nga thu hút được nhiều sự chú ý nhất trong suốt thời gian qua.

 Tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2018 (Zhuhai Airshow 2018) đang diễn ra, Trung Quốc đã cho ra mắt một loại tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) tương đối lạ mắt.

Tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2018 (Zhuhai Airshow 2018) đang diễn ra, Trung Quốc đã cho ra mắt một loại tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) tương đối lạ mắt.

Căn cứ vào hình dáng của bệ phóng, một số trang quân sự quốc tế đã đi tới suy đoán rằng Trung Quốc đã sao chép thành công tên lửa chống tăng có điều khiển 9M133 Kornet của Nga.

Tên lửa 9M133 Kornet (AT-14 Spriggan) được xem là một trong những vũ khí chống tăng uy lực nhất hiện nay, nó mang đầu đạn nối tiếp với khả năng xuyên thủng 1.200 mm thép đồng nhất sau giáp phản ứng nổ.

Tại chiến trường Trung Đông và Bắc Phi, tên lửa chống tăng 9M133 Kornet đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho lực lượng Quân đội Mỹ, Iraq, thậm chí là cả Quân đội chính phủ Syria.

Căn cứ vào hình dáng bệ phóng của loại vũ khí được Trung Quốc giới thiệu, các chuyên gia quân sự đã nhanh chóng xác định chính xác nó là tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-9A.

Tên lửa chống tăng HJ-9A là phiên bản mang vác sử dụng cho bộ binh, nó được biết như biến thể sửa đổi từ loại trang bị cho xe thiết giáp diệt tăng tự hành bánh lốp AFT-9.

Cơ chế dẫn đường của tên lửa HJ-9 cũng là bán sự động (SACLOS) bám theo chùm tia laser từ bệ phóng tương tự Kornet, với đặc điểm này nó được xếp vào dạng ATGM thế hệ 2.

Tên lửa HJ-9/9A cũng có tầm bắn 5.000 m, mang đầu đạn nối tiếp (tandem) và sức xuyên 1.200 mm thép đồng nhất sau giáp phản ứng nổ, các thông số này hoàn toàn tương đồng với Korner.

Mặc dù vậy, sau khi quan sát quả đạn HJ-9A thì đại đa số các ý kiến đều nhận định rằng đây không phải sản phẩm sao chép 9M133 Kornet mà nguyên mẫu thiết kế của nó phải là BGM-71 TOW-2 của Mỹ.

Nếu đặt cạnh nhau thì dễ dàng nhận thấy kết cấu quả đạn của tên lửa chống tăng HJ-9A do Trung Quốc chế tạo có nhiều nét tương đồng với BGM-71C/D/E TOW-2 của Mỹ.

Kết cấu thân, cánh lái, cánh mũi và thanh định hướng của tên lửa HJ-9A gần như giống hệt TOW-2 của Mỹ và khác biệt hoàn toàn so với 9M133 Kornet của Nga.

Mặc dù vậy cũng không thể phủ nhận rằng ngoài quả đạn, cơ cấu dẫn bắn bám chùm laser với giá 3 chân của tổ hợp HJ-9A lại có nhiều nét tương đồng so với Kornet.

Có thể tạm đi tới nhận xét rằng Trung Quốc tạo ra tên lửa chống tăng HJ-9A trên cơ sở tham khảo và chọn lọc từ cả 9M133 Kornet lẫn BGM-71 TOW chứ không rập khuôn copy sản phẩm của riêng Mỹ hay Nga.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-su-that-viec-trung-quoc-sao-chep-thanh-cong-sat-thu-diet-tang-kornet-cua-nga/788849.antd