Sự thật về số phận của những người xây lăng mộ cho các Hoàng đế Trung Hoa: Liệu có bị chôn sống như hậu thế vẫn nghĩ?

Sau khi hoàn thành công việc xây dựng lăng mộ cho Hoàng đế, số nhân công khổng lồ này liệu có bị sát hại tập thể hay chôn sống như nhiều giai thoại đã lưu truyền.

Tại Trung Hoa vào thời cổ đại, các Hoàng đế sau khi đăng cơ thường sẽ có đại thần phụ trách xây cất lăng mộ cho mình và phi tử.

Bởi đây là lăng mộ của hoàng gia nên thời gian xây dựng, tu sửa đều tương đối dài và cần huy động một số lượng nhân công không hề nhỏ.

Thế nhưng điều khiến nhiều người thắc mắc nằm ở chỗ, sau khi lăng mộ được xây xong, để đảm bảo bí mật cũng như phòng ngừa kẻ trộm, những người thợ xây thời bấy giờ sẽ được xử trí ra sao?

Liệu rằng họ có bị sát hại tập thể như kịch bản của một vài bộ phim truyền hình hoặc có bị nhốt lại và chôn sống trong lăng như những người bị bồi táng hay không?

Có hay không việc sát hại tập thể những người xây dựng lăng mộ cho nhà vua?

Theo các nguồn sử liệu ghi lại, việc sát hại tập thể những người thợ xây cất lăng mộ quy mô lớn quả thực đã từng xảy ra trong lịch sử Trung Hoa.

Sử cũ ghi lại, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng năm xưa từng phải điều động tới 70 vạn người để làm công tác xây dựng. Vì để duy trì bí mật về nơi này, hầu hết họ đều bị sát hại.

Bi kịch tương tự cũng từng diễn ra đối với những nhân công xây lăng mộ cho Thành Cát Tư Hãn.

Tương truyền rằng để đảm bảo vị trí nơi chôn cất không có ai biết đến, tất cả những người tham gia diễu hành linh cữu, những nô lệ xây dựng khu mộ và quân lính giám sát đều bị thảm sát hàng loạt trong bí mật.

Tuy nhiên trên thực tế, việc thảm sát những người phu xây dựng với quy mô lớn như trên dù có nhưng tần suất xuất hiện không quá nhiều.

Kết cục của những người thợ may mắn thoát khỏi kết cục bị bồi táng

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Vào thời kỳ của các Hoàng đế khác, số phận những người thợ xây dựng lăng mộ nhà vua đa số đều không có ghi chép rõ ràng.

Thế nhưng theo suy đoán của các chuyên gia, vào thời điểm làm việc, họ sẽ được đưa vào công trường xây dựng bằng cách bịt mắt hoặc che kín phần đầu.

Như vậy dù cho có được làm việc ở trong hoàng lăng thì những người thợ này cũng không biết rõ đường đi lối lại.

Vì vậy hoàng tộc cũng không nhất thiết phải hạ sát tất cả họ để giữ bí mật về ngôi mộ của nhà vua.

Phương án xử lý phổ biến nhất chính là giam lỏng và cấp dưỡng cho những người này tới cuối đời hoặc để cho họ tiếp tục làm công việc xây dựng, tu sửa lăng mộ của các vị Hoàng đế tiếp theo.

Trên thực tế, lăng mộ của các vị vua đều là những công trình kỳ công. Vì vậy thời gian xây cất có thể kéo dài tới mấy thập niên.

Đó cũng là lý do mà không ít phu xây dựng đã lâm bệnh mà chết hoặc lao lực mà qua đời trước khi hoàn thành những công trình này.

Số người may mắn còn sống có thể bị đưa ra chiến trường, đày ra biên cương hoặc đẩy tới các địa phương khác lao động.

Sự thực về số phận của những người đi xây lăng tẩm cho Hoàng đế thời cổ đại

Thập tam lăng nhà Minh. Ảnh: Nguồn Internet.

Cũng có một vài vị Hoàng đế hoàn toàn không sợ người đời biết vị trí lăng mộ của mình. Bởi họ không tin rằng vương triều của họ không thể dễ dàng bị diệt vong.

Hơn nữa, lăng mộ của những vị vua ấy được sắp xếp người canh gác từ đời qua đời khác, cho nên việc bị mộ tặc xâm phạm cũng là rất hãn hữu.

Ví dụ tiêu biểu về những lăng mộ như thế chính là quần thể Thập tam lăng của Minh triều với thời gian tu sửa, xây cất kéo dài tới gần 200 năm.

Cũng bởi hoàng tộc không hề lo lắng về việc lăng mộ các vua bị xâm phạm nên có lẽ những người thợ xây dựng ít nhiều vẫn sẽ có được một cuộc sống bình thường sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Thực tế khảo cổ đã cho thấy, có rất ít những lăng mộ đế vương chứa nhiều hài cốt bên trong. Điều này cũng đã chứng minh việc các phu xây dựng bị tàn sát tập thể là tương đối hiếm.

Hơn nữa, số lượng nhân công cần huy động cho mỗi lần xây dựng đều lên tới mấy chục ngàn thậm chí mấy trăm ngàn người.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Nếu hoàng tộc hạ sát nhiều người như vậy cùng một lúc, dân chúng không chỉ phẫn nộ mà các lăng tẩm sau này cũng chẳng còn ai dám đảm nhiệm việc xây dựng.

Vì vậy số phận của những người thợ xây lăng mộ thời cổ xưa có lẽ không quá bi kịch như chúng ta vẫn thường nghĩa.

Chỉ có điều với tần suất lao động nặng nhọc cùng đồng lương ít ỏi, cuộc sống của họ có thể còn vất vả hơn nhiều nếu so với những thường dân bách tính đương thời.

Theo Trần Quỳnh/Gia đình & Xã hội

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/su-that-ve-so-phan-cua-nhung-nguoi-xay-lang-mo-cho-cac-hoang-de-trung-hoa-lieu-co-bi-chon-song-nhu-hau-the-van-nghi/20210203091528907