Sự thật về những hòn đá biết đi đầy bí ẩn ở Thung lũng Chết

NASA đã đưa ra những thông tin nghiên cứu mới nhất và lý giải khoa học cho hiện tượng những hòn đá biết đi đầy bí ẩn ở Thung lũng Chết. Trước đó, nhiều người nghi ngờ 'một thế lực nào đó' là nguyên nhân khiến các khối đá nặng này tự di chuyển.

Thung lũng Chết (Death Valley) thuộc khu vực phía Đông sa mạc Mojave, California, Mỹ. Nơi này ẩn chứa nhiều bí ẩn tự nhiên mà khoa học chưa thể lý giải được, một trong số đó là hiện tượng những hòn đá biết đi tại Racetrack Playa.

Thung lũng Chết (Death Valley) thuộc khu vực phía Đông sa mạc Mojave, California, Mỹ. Nơi này ẩn chứa nhiều bí ẩn tự nhiên mà khoa học chưa thể lý giải được, một trong số đó là hiện tượng những hòn đá biết đi tại Racetrack Playa.

Đây là vùng đất bùn, khô cằn nhưng đặc biệt bằng phẳng thuộc phía tây bắc của thung lũng Chết. Racetrack Playa sở hữu một hồ khô cạn có diện tích lớn cùng những hòn đá nặng tự di chuyển và để lại phía sau những vệt dài trên nền đất nứt nẻ.

Có những tảng đá nặng tới gần 318 kg nhưng đã đi được hơn 457m trong vòng 3-5 năm. Chúng xuất hiện ngày càng nhiều và quãng đường di chuyển cũng xa hơn so với ban đầu.

Tuy nhiên, nơi đây hoang vắng và rộng lớn không một bóng người, bởi vậy chẳng ai biết sự thật về những hòn đá biết đi thần kỳ.

Khi tìm hiểu về các khối đá cùng vệt dài chúng để lại, các nhà khoa học nghi ngờ băng đá, gió hay cũng có thể các vi khuẩn là nguyên nhân khiến các khối đá nặng này di chuyển.

Một số khác thậm chí còn cho rằng hiện tượng bí ẩn này xảy ra ở Thung lũng Chết có "sự nhúng tay" của những sinh vật ngoài Trái Đất.

Mới đây NASA đã chọn bức ảnh này làm ảnh thiên văn trong ngày kèm theo những thông tin về lý giải khoa học cho hiện tượng đá trượt. Nhiếp ảnh gia Keith Burke chụp lại lòng hồ cạn Racetrack Playa với một số khối đá lớn, bên trên là bầu trời đầy sao của dải Ngân Hà.

Hóa ra nguyên nhân của hiện tượng này không như chúng ta nghĩ và chẳng có gì phức tạp. Như vẫn thường xảy ra trong khoa học, một vấn đề tưởng như siêu thực đã được giải đáp một cách dễ hiểu.

Vào mùa đông, các thềm băng mỏng hình thành sau trận mưa nhiều nước, và gió đẩy những phần băng đầy những tảng đá nặng nề ngang qua lòng hồ trơn trượt. Đến khi ánh nắng mặt trời làm tan băng, những tảng đả từ từ hiện ra sau lớp băng.

Sau đó các tảng đá trượt trên mặt băng khi băng tan, để lại vệt dài trên bùn. Bùn khô đi rắn lại khi nước bay hơi hết tạo nên hiện tượng đá biết đi kỳ lạ như con người thường thấy.

Vậy là giờ đây chúng ta đã biết chính mưa, gió và hiện tượng băng tan đã tạo nên điều kỳ diệu này.

Hiện tượng cát biết hát trên sa mạc ở Liwa. Nguồn: Youtube

Mộc Nhiên

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/su-that-ve-nhung-hon-da-biet-di-day-bi-an-o-thung-lung-chet-1370223.html