Sự thật về bọt sủi trắng trong nước xương hầm và mẹo cực dễ làm nước xương đang đục ngầu trong vắt trở lại

Trong quá trình ninh xương nếu vô tình làm nước bị đục chị em cũng đừng nên quá lo lắng vì đã có mẹo cực đơn giản này để khắc phục.

Hiểu lầm về bọt sủi trắng trong nước xương hầm

Phần bọt xuất hiện khi ninh xương chính là protein trong thịt và các chất cặn bã chứ không phải do lợn bị hóa chất

Phần bọt xuất hiện khi ninh xương chính là protein trong thịt và các chất cặn bã chứ không phải do lợn bị hóa chất

Khi hầm xương để lấy nước dùng hoặc nấu canh thường xuất hiện rất nhiều bọt trên bề mặt của nước. Một số người đã hiểu lầm rằng nếu xương ninh mà xuất hiện nhiều bọt trắng là có thể do lợn có hóa chất. Tuy nhiên, sự thực phần bọt sủi trắng đó chính là do trong thịt có hai thành phần chính là protein và chất béo. Ngoài hai thành phần này ra, thịt còn gồm nước, carbohydrate và các chất khác. Khi luộc sơ qua xương lần 1, phần bọt trắng đó chính là máu thừa và các bụi bẩn bám trên thịt tiết ra.

Và chuyên gia cũng cho biết phần bọt trắng, máu thừa trong quá trình ninh xương không có độc tố. Nhưng để giữ vệ sinh, thẩm mỹ và làm cho nước xương trong thì khi ninh nấu chị em nên hớt bỏ phần bọt trắng đi.

Cách làm nước xương từ đục thành trong

Lòng trắng trứng giúp nước xương trong trở lại

Trong quá trình ninh xương nhiều lúc chị em làm cho nồi nước xương bị đục, trông không được đẹp mắt.

Nếu nồi nước hầm xương không may bị đục thì chị em hãy dùng 2 lòng trắng trứng gà, bỏ vào bát và đánh cùng 1 thìa canh nước.

Sau đó, đổ lòng trắng vào nồi nước hầm xương trên bếp và khuấy đều. Khi nồi nước sôi ở vành ngoài thì ngưng khuấy và chờ đến khi sôi bùng lên. Lòng trắng trứng sẽ hấp thụ các cặn bẩn trong nồi nước. Lúc này, chị em dùng vợt hớt phần bọt trắng nổi lên hoặc có thể lọc qua khăn sữa để nồi nước dùng trong hơn.

Cách ninh xương trong vắt, thơm ngon

1. Chần xương trước khi ninh

Cho muối vào nồi xương sẽ giúp nước dùng ngọt sâu

Xương cần được chần nhanh qua nước nóng và xả nhanh với nước lạnh để loại bỏ cặn bẩn, máu đọng và mùi đặc trưng của thịt heo. Bước này sẽ giúp tiêu diệt lượng vi khuẩn bám trên bề mặt xương.

2. Ninh xương nhỏ lửa

Ninh xương sôi bùng lên rồi hạ lửa đun liu riu. Trong quá trình đun không đậy nắp vì sẽ làm nước hầm xương bị đục. Để lửa thật nhỏ để xương từ từ tiết ra chất ngọt, đồng thời nhớ hớt bọt để nồi nước được trong.

3. Cho muối hành, gừng nướng để khử mùi hôi

Hành, gừng nướng cho nước dùng thơm ngon, khử mùi hôi

Sử dụng muối thay cho bột nêm, vì bột nêm khi hòa tan trong nước sẽ làm nồi nước hầm bị đục.

Cho thêm gừng và ít củ hành tím đã nướng vào nồi xương. Bước này giúp khử bớt mùi tanh của xương lợn.

K.N (th)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/an/su-that-ve-bot-sui-trang-trong-nuoc-xuong-ham-va-meo-cuc-de-lam-nuoc-xuong-dang-duc-ngau-trong-vat-tro-lai-20200715125850917.htm