Sự thật thú vị cây trúc đen kỳ lạ của Việt Nam

Cây trúc đen có tên khoa học là Phyllostachys nigra Munro. Đây là loài trúc có dáng, màu sắc đẹp, lạ nên đã và đang trở thành một cây cảnh rất có triển vọng, ngoài ra còn được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, chữa bệnh hậu sản, phong thấp.

 Cây trúc đen có thân rỗng, hình trụ, thẳng, cao 6m - 7m, toàn bộ thân khí sinh có màu tím đến tím đen, bóng. Ảnh: hoadepviet.

Cây trúc đen có thân rỗng, hình trụ, thẳng, cao 6m - 7m, toàn bộ thân khí sinh có màu tím đến tím đen, bóng. Ảnh: hoadepviet.

Lá cây trúc đen có hình trái xoan thuôn dài, đầu lá nhọn trong khi cành hoa dạng bông ngắn, dài 3,5cm - 5cm. Ảnh: caycanhhanoi.

Ở Việt Nam, cây trúc đen chỉ tập trung ở độ cao khoảng 1.200m trở lên ở Sapa (tỉnh Lào Cai) và huyện Mèo Vạc, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang). Ảnh: ydhvn.

Theo Sách đỏ Việt Nam, cây trúc đen là loài hiếm, số lượng cây ít, vùng phân bố hẹp. Ảnh: bambubuild.

Măng trúc đen được người dân địa phương khai thác làm thức ăn. Măng trúc đen được đánh giá là ngon nhất trong những loài tre trúc khác hiện có như tre gai, trúc cần câu... Ảnh: bambubuild.

Măng trúc đen chỉ phát triển tập trung vào tháng 2 và tháng 3 âm lịch. Ảnh: wikimedia.

Bên cạnh đó, cây trúc đen còn được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, chữa bệnh hậu sản, bệnh phong thấp. Thân cây dẻo dai được sử dụng làm cần câu. Ảnh: vncreatures.

Mời quý vị xem video: 7 cây thuốc nam chữa bệnh dạ dày hiệu quả tiết kiệm. Nguồn video: Cuộc sống hạnh phúc

Hà Nguyễn (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/su-that-thu-vi-cay-truc-den-ky-la-cua-viet-nam-1212791.html