Sự thật loài cây biệt danh 'cỏ dại của quỷ' có ở Việt Nam

Cà độc Datura stramonium còn được biết đến với tên gọi thông thường là cây cà độc dược lùn. Đây là loại cà độc gây ảo giác phổ biến ở Việt Nam, tuy vậy, loài cây này rất hữu ích trong việc chữa bệnh.

Cà độc dược lùn, có tên khoa học là Datura stramonium, là loài thực vật có hoa trong họ Cà. Loài này được mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Cùng với cà độc dược và cà độc dược gai tù, cây cà độc dược lùn là một loại cà độc phổ biến ở Việt Nam. Ảnh wikimedia.

Trên thế giới, cây cà độc dược lùn mọc hoang ở Ấn Độ và các nước châu Âu. Cà độc dược là một vị thuốc tốt nhưng cũng có tính độc. Các bộ phận của cây đều chứa alcaloid, chủ yếu là hyoscyamin, atropin và hyoscin, axit chlorogenic, tinh dầu, saponin, tanin. Cây có vị cay, đắng, tính ấm, có độc, gây tê, chống đau, làm dịu thần kinh, trừ đàm, khử phong thấp, được dùng như cà độc dược. Ảnh worldseedsupply.

Ở nước ta, mặc dù có tính độc nhưng cà độc dược được trồng làm thuốc dưới dạng dạng bột lá, cồn thuốc hay cao. Trong cây cà độc dược lùn có chứa nhiều thành phần có tác dụng làm tê, chống co thắt, chống đau, giảm ho, làm dịu thần kinh. Ảnh plantis.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo người dân không nên tùy ý sử dụng mà phải tuân thủ các hướng dẫn của thầy thuốc Đông y giàu kinh nghiệm. Ảnh missouriplants.

Người lớn không nên dùng cà độc dược để chế biến thức ăn. Tránh để con trẻ tiếp xúc với các bộ phận của cây bởi các em thường bỏ vào miệng nhai dễ gây ngộ độc. Ảnh missouriplants.

Cà độc dược lùn là loại thực vật có hoa trong họ Cà, cao từ 0,3m - 1m. Lá cây có răng cưa, hoa màu trắng, đài hoa màu lục hoặc hơi tím, quả có nhiều gai cứng. Ảnh stackpathdns.

Cây cà độc dược lùn được thu hái khi đang ra hoa và hái vào buổi sáng sớm lúc trời nắng ráo. Ảnh winlawn.

Mời quý vị xem video: 10 loại cây độc nhất thế giới

Hà Nguyễn (TH)

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/la-doc-cuoi/su-that-loai-cay-biet-danh-co-dai-cua-quy-co-o-viet-nam-787720.html