Sự thật hãi hùng về án tử hình trên thế giới

Án tử hình được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong suốt thời gian dài. Những tên tội phạm phạm tội nghiêm trọng, gây ra hậu quả lớn thường đối mặt với hình phạt cao nhất là tử hình. Ngày nay, nhiều nước đã thực hiện bãi bỏ án tử hình và nhận được sự đồng thuận của công chúng.

Nhiều nước trên thế giới áp dụng hình phạt tử hình. Ngày nay, 103 quốc gia đã bãi bỏ án tử hình.

Nhiều nước trên thế giới áp dụng hình phạt tử hình. Ngày nay, 103 quốc gia đã bãi bỏ án tử hình.

Kể từ năm 1976 - 2014, 1.394 tử tù ở Mỹ thi hành bản án tử hình.

Tại Singapore, tội phạm buôn bán, tàng trữ ma túy đối mặt với mức án tử hình.

Vào năm 1944, một người Mỹ gốc Phi 14 tuổi bị tử hình sau khi kết thúc phiên tòa xét xử dài 2 tiếng đồng hồ. Phiên tòa này gây xôn xao dư luận bởi có ít bằng chứng chứng minh người này có tội.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, 60% dân số thế giới sống ở các quốc gia áp dụng hình phạt tử hình như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ...

Nhiều người không khỏi bất ngờ khi biết được sự thật đằng sau slogan “Just Do It” (tạm dịch Cứ làm đi) của hãng giày Nike đến từ lời cuối cùng “Let’s do it” (Hãy làm đi) của tử tù Gary Gilmore trước khi bị tử hình. Sau khi nghe câu chuyện về Gilmore, nhà sáng lập Nike đổi “let’s” thành “just” để nhấn mạnh. Từ đó, slogan của Nike ra đời.

Năm 1863, Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên thời hiện đại xóa bỏ án tử hình.

Vào thời cổ đại, người Ai Cập nào giết chết một con mèo dù vô tình hay cố ý đều bị kết án tử hình.

Một nghiên cứu chỉ ra bữa ăn cuối cùng phổ biến nhất mà các tử tù lựa chọn trước giờ hành hình là kem và bánh.

Luật pháp La Mã cổ đại quy định hình phạt cho tội giết cha là tử hình.

Mời độc giả xem video: Tuyên án tử hình kẻ thảm sát tại Yên Bái (nguồn: VTC1)

Tâm Anh (theo Factslides)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/su-that-hai-hung-ve-an-tu-hinh-tren-the-gioi-1131744.html