Sự thật gây choáng về cây thốt nốt

Cây thốt nốt là loài cây đa tác dụng, phân bố ở các tỉnh miền tây và Đông Nam Bộ, giáp biên giới Campuchia từ Tây Ninh xuống đến Kiên Giang.

Cây thốt nốt là loài thực vật thuộc họ cau với tuổi thọ có thể đạt trên 100 năm. Loài cây này thân thẳng, to giống thân cây dừa và có thể vươn cao tới 30m. (Nguồn Vietnamnet)

Thốt nốt là cây có khả năng chịu khô hạn và ngập nước nhưng không chịu được rét. Nó cũng mọc được trên nhiều loại đất và địa hình khác nhau. Thốt nốt ra hoa hàng năm nhưng thường nở rộ hoa vào mùa xuân. (Nguồn Tinmoitruong)

Cây thốt nốt phân bố từ Indonesia đến Pakistan. Tại Việt nam, cây này được trồng phổ biến ở vùng Nam bộ, giáp ranh Campuchia. (Nguồn Danviet)

Cây thốt nốt chỉ được trồng bằng hạt. Ở nước ta, các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An và Tây Ninh là những tỉnh trồng nhiều thốt nốt nhất. (Nguồn Dulichvn)

Nhân dân ta thường trồng thốt nốt chủ yếu để lấy nước uống giải khát. Để lấy được nước thốt nốt, người ta thường cắt vòi hoa rồi dùng thanh tre kẹp lại, buộc ống vào đầu cụm hoa hứng nước tiết ra từ chỗ cắt. Một đêm có thể hừng được một lít nước thốt nốt. (Nguồn Mytour)

Ngoài ra, thốt nốt còn được dùng để chế biến rượu vang và cô đặc sản xuất đường. Bên cạnh đó, thân cây được dùng làm cột nhà, dầm cầu, còn lá được dùng lợp nhà, làm nón. (Nguồn Zing)

Ngoài những công dụng kể trên, thốt nốt còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh như giải độc trong trường hợp ngộ độc sắn, mã tiền, chữa sốt và lợi tiểu, chữa vàng da, lỵ…(Nguồn Zing)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/su-that-gay-choang-ve-cay-thot-not-839452.html