Sự thật động trời cuộc sống của đao phủ TQ thời cổ đại

Vào thời phong kiến, đao phủ Trung Quốc là công việc không có nhiều người muốn làm. Thế nhưng, công việc này giúp họ kiếm được một khoản tiền lớn trang trải các chi phí sinh hoạt cho gia đình.

Tử hình bằng cách chém đầu là một trong những phương pháp hành hình tử tù phổ biến ở Trung Quốc thời phong kiến. Theo đó, đao phủ trở thành người có vai trò quan trọng trong việc thi hành án tử.

Tử hình bằng cách chém đầu là một trong những phương pháp hành hình tử tù phổ biến ở Trung Quốc thời phong kiến. Theo đó, đao phủ trở thành người có vai trò quan trọng trong việc thi hành án tử.

Thế nhưng, không phải cũng có đủ can đảm và sẵn sàng làm công việc của một đao phủ - chặt đầu, đoạt mạng người khác.

Dù vậy, một số người lựa chọn làm đao phủ. Nhiều người trong số này là những người từng làm công việc giết mổ trâu bò, lợn gà...

Một số trường hợp đao phủ xuất thân từ binh sĩ từng ra chiến trường giết địch.

Với công việc đó, họ có kinh nghiệm sử dụng vũ khí để có thể nhanh chóng đoạt mạng đối phương một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Theo đó, đao phủ là người có sức khỏe tốt để có thể vung đao dứt khoát và chuẩn xác khi chém đầu tử tù.

Do tính chất công việc đặc thù, đao phủ được triều đình trả cho mức lương bổng khá cao.

Ngoài tiền lương, đao phủ thường được thân nhân của tử tù hối lộ một khoản tiền không nhỏ để chém 1 đao dứt khoát giúp phạm nhân ra đi nhanh chóng, giảm bớt đau đớn.

Đến thời nhà Thanh, triều đình cho rằng công việc của đao phủ sát sinh quá nặng nên sẽ tạo ra nghiệp chướng lớn. Vì vậy, bổng lộc của đao phủ lại tăng lên nhiều hơn như một cách bồi thường.

Sau nhiều năm làm công việc đao phủ, một số người cảm thấy bất an, lo lắng, day dứt thậm chí hối hận khi tước đi tính mạng của nhiều tử tù.

video: Tử hình kẻ sát hại nữ sinh đại học Sân khấu Điện ảnh (nguồn: VTC9)

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/su-that-dong-troi-cuoc-song-cua-dao-phu-tq-thoi-co-dai-1341643.html