Sự thật đáng sợ về Facebook (kỳ 3)

Nhiều người dùng Facebook đã phớt lờ các chính sách của mạng xã hội này về việc đăng tải các hình ảnh, nội dung gây khó chịu hay bất hợp pháp. Đó cũng là khi cần tới sự tham gia của những người điều hành.

Hậu chấn tâm lý

Công việc của họ là “nhặt cỏ” những bài đăng tải độc hại. Năm 2019, tờ The Verge đã công bố một điều tra về điều kiện làm việc của những người điều hành. Bài viết dài 7.500 từ này mang đến một cái nhìn sâu sắc về một trong những văn phòng điều hành Facebook ở Arizona.

Trong những buổi phỏng vấn, những nhà điều hành cho biết họ đã bị stress do phải đọc các thông tin dơ bẩn, cũng như các nguyên tắc nhảm nhí của Facebook tạo ra môi trường làm việc không vui vẻ.

Chiến lược nhân viên của Facebook bao gồm việc hút cần sa và quan hệ tình dục, xảy ra do “liên kết chấn thương”. Ngoài tình trạng tài chính không chắc chắn và việc làm việc dưới những gì mà họ miêu tả là các nguyên tắc “phi nhân tính”, những nhà điều hành phải liên tục gánh một khối lượng thông tin không tốt đẹp, bao gồm khai thác và lạm dụng trẻ em, phân biệt chủng tộc…

Nhiều nhà điều hành đã suy sụp, phát triển các triệu chứng hậu chứng tâm lý, trong khi những người khác trở nên hoang tưởng do các thuyết âm mưu mà họ phải thường xuyên xem xét và rà soát.

Vụ săn lùng phù thủy Brazil

Năm 2014, một tờ báo lá cái đăng tải một bức phác họa trên Facebook. Bài viết trên Facebook của tờ báo nọ khẳng định rằng, người phụ nữ trong ảnh đã bắt cóc trẻ em và sử dụng các bộ phận của chúng để hành nghề phù thủy. Một nhóm người “nhận ra” rằng nguyên gốc của phác thảo đó là Fabiane Maria de Jesus. Kết quả là người phụ nữ nội trợ 33 tuổi gốc Brazil này đã bị tấn công bạo lực.

Một video cho thấy, hình ảnh người phụ nữ bất tỉnh, đầu bị vỡ. Nạn nhân bị trói vào một chiếc xe đạp và bị kéo đi dọc phố, trong tiếng hò reo của đám đông cuồng loạn. Cảnh sát quân đội đã làm rõ Fabiane không hề liên quan đến bất kỳ tội ác nào như ma thuật đen, buôn bán nội tạng hay bắt cóc.

Nhiều người đã bị bắt vì liên quan đến vụ tấn công. Tuy nhiên, không gì có thể cứu được nạn nhân. Người phụ nữ đáng thương này bị đánh đập quá dã man và đã qua đời 2 ngày sau đó.

Facebook phản hồi sự kiện thương tâm này bằng cách tuyên bố họ không làm gì sai trái và không có trách nhiệm gì với vụ giết người. Tuy nhiên, rất có thể cuộc tấn công đã được nhen nhóm từ sự thờ ơ của Facebook trước nỗi sợ hãi của người Brazil đối với phép thuật phù thủy và nạn ăn cắp nội tạng. Cả hai chủ đề này đều là các vấn nạn có thật, nhất là trong các cộng đồng nghèo.

Những nhà điều hành Facebook đã cho phép đăng tải bài viết vì đối với họ, bài viết không có gì đáng sợ. Tuy nhiên, chính vì không xem xét đến quan điểm và văn hóa của người xem ở Brazil mà một bài viết tưởng vô hại đã trở thành nguyên nhân cho thảm kịch đau lòng.

(Còn tiếp)

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/su-that-dang-so-ve-facebook-ky-3-4046629-b.html