Sự thật choáng váng về 'mặt sắt đen sì' của Bao Công

Dung mạo đích thực của Bao Công hoàn toàn trái ngược với hình tượng xưa nay được khắc họa trong các tác phẩm nghệ thuật.

Bao Công tên thật là Bao Chửng tự Hy Nhân, sinh ngày 11/ 4/ 999 mất ngày 20/ 5/ 1062. Nhưng có lẽ cái tên “Bao Thanh Thiên” luôn được nhân dân và hậu thế nhớ đến và tôn kính dành tặng để tưởng nhớ đến ông. Với cái tên “Bao Thanh Thiên” ông đã trở thành biểu tượng cho chính nghĩa cho Đông Phương.

Bao Công tên thật là Bao Chửng tự Hy Nhân, sinh ngày 11/ 4/ 999 mất ngày 20/ 5/ 1062. Nhưng có lẽ cái tên “Bao Thanh Thiên” luôn được nhân dân và hậu thế nhớ đến và tôn kính dành tặng để tưởng nhớ đến ông. Với cái tên “Bao Thanh Thiên” ông đã trở thành biểu tượng cho chính nghĩa cho Đông Phương.

Từ thời Nguyên, Tống, Minh Thanh đến tận hôm nay, hình tượng Bao Công vẫn được khắc họa và xây dựng trong rất nhiều các vở kịch, các tác phẩm điện ảnh và luôn được công chúng đón nhận nồng nhiệt.

Theo truyền thuyết, Bao Công chính là Văn Khúc Tinh Quân trên trời giáng trần giúp dân. Chính vì thế, ngoài việc xử án ban ngày ở dương gian, ban đêm, ông còn có thể xử được án ở âm phủ. Chính vì thế, trên trán của ông luôn có một nửa vầng trăng với hàm ý “thượng chiêu nhật nguyệt”, ánh trăng soi sáng công lý ngay cả ở những nơi tăm tối nhất.

Ông nổi tiếng là vị quan một đời thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình. Tuy đạt lý nhưng cũng rất thấu tình, luôn coi trọng mạng người không phân biệt sang hèn cao thấp, luôn đặt chữ trung chữ hiếu lên đầu. Truyền thuyết về ông càng nhiều càng thể hiện sự gửi gắm giấc mơ cháy bỏng của lê dân trăm họ vào một vị quan thanh liêm luôn giúp họ lấy công bằng trong cuộc đời đầy bất công.

Nhưng có một điều vô cùng bất ngờ đó chính là diện mạo đích thực của vị Bao Công trong lịch sử hoàn toàn không giống với hình tượng mà chúng ta vẫn gặp trên phim ảnh hoặc các tác phẩm nghệ thuật. Học giả Lý Lương Học - Phó Hội trưởng Hội nghiên cứu Bao Công Khai Phong đã phân tích và chỉ ra rằng: “Trong sử thư nhà Tống, không hề có ghi chép về vị Bao Công mặt đen. Điều này chứng tỏ Bao Công không sở hữu khuôn mặt đen mà ngược lại khuôn mặt ông trắng trẻo thư sinh.” Vậy tại sao hình ảnh Bao Công xưa nay luôn được miêu tả khắc họa hoàn toàn ngược lại với thực tế ghi chép trong sử sách?

Thực ra khuôn mặt đen của Bao Chửng bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật kinh kịch. Trong kinh kịch, khi các diễn viên biểu diễn thường phải hóa trang khuôn mặt. Mặt trắng là đại diện cho kẻ tiểu nhân, mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa còn nhân vật mặt đen đại diện cho công chính liêm minh, quân tử.

Chính vì thế, khuôn mặt đen của Bao Công chính là một kiệt tác được các bậc thầy hóa trang trong kinh kịch thiết kế để tượng trưng cho sự vô tư công minh chính trực, tinh thần chấp pháp như sơn của ông. Đây chỉ là một hình tượng văn học nghệ thuật không liên quan đến dung mạo thật sự của Bao Công trong lịch sử. Ngoài ra, dáng vóc của Bao Chửng cũng không cao to như những nhân vật trong phim kịch. Theo khảo sát và phân tích các di chỉ trong khi khai quật mộ của Bao Chửng thì ông chỉ cao khoảng 1m65.

Truyền thuyết dân gian còn tương truyền khi Bao Công thăng đường xử án, thông thường đều có mang theo hai vật. Một là độc giác thú (thú một sừng), tương truyền đây là thần vật khi phá án “có thể phân biệt được ngay thẳng đúng sai, thấy người đánh nhau biết dùng sừng đâm kẻ xấu. Thứ hai là tam khẩu đồng trát (ba con dao bằng đồng). Dao có gắn đầu rồng thì dùng để trảm hoàng thân cốt thích. Dao gắn đầu hổ thì trảm quan tham ô sứ. Dao gắn đầu cẩu thì dùng để trảm dân thường. Nhưng trong sử sách cũng không tìm thấy những ghi chép về điều này.

Trên thực tế, Bao Chửng không chỉ là một vị quan thanh liêm chính trực, công minh có tài xử án mà ông còn là vị quan thực sự tài năng. Ở độ tuổi 61, ông còn được triều đình tín nhiệm nhậm mệnh làm tam tư sử phụ trách quản lý kinh tế toàn quốc. Bằng tư chất và tài năng trời phú, ông đã đưa ra rất nhiều các chính sách hợp lý để cải cách kinh tế.

Chỉ sau hai năm mà kinh tế cả nước đã dành được những thành tựu to lớn. Ông đã Tống Nhân Tông hoàng đế đề bạt làm Xu Mật phó sứ tương đương với chức thứ trưởng Bộ quốc phòng thời nay (phó tể tướng đương thời). Nhưng vô cùng đáng tiếc một năm sau, ngày 20/ 5/ 1062 tức năm thứ 7 Gia Hựu Bắc Tống, ông mắc bạo bệnh qua đời tại Khai Phong phủ.

Bách tính lê dân khắp nơi thương tiếc ông. Đích thân Tống Nhân Tông hoàng đế đã viết điếu văn dành cho ông và tuyên bố dừng triều một ngày để bày tỏ lòng thương tiếc với ông. Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công là Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu "Hiếu Túc", có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư, đồng thời phái một đoàn ngự lâm quân cùng với chính quyền Khai Phong phủ hộ tống linh cữu ông về mai táng ở quê nhà tại Hợp Phì. Nhân dân Hợp Phì đã xây đền thờ để tưởng nhớ ông, vị quan thanh liêm chính trực của nhân dân, người con kiệt xuất của quê hương.

Theo Tuyết Mai/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/su-that-choang-vang-ve-mat-sat-den-si-cua-bao-cong/20190902091205992