Sự phát triển của phong trào bóng bàn nhìn từ các câu lạc bộ

Xã hội hiện đại, khi mức sống của người dân ngày càng được cải thiện thì càng có nhiều người dân quan tâm đến việc luyện tập thể thao. ở Ninh Bình, môn bóng bàn là môn được nhiều người yêu thích tập luyện. Khi đến với bóng bàn, các tay vợt có nhiều lựa chọn trong việc tập luyện như có thể đến các trung tâm TDTT các huyện, thành phố, các địa điểm thể thao cộng đồng xã, phường, hay sinh hoạt tại các câu lạc bộ.

Các thành viên CLB bóng bàn xã Phú Lộc (Nho Quan) tập luyện. Ảnh: Minh Đường

Qua thời gian hoạt động, trong khi nhiều hình thức sinh hoạt khác tuy có sựphát triển song còn nhiều hạn chế thì hình thức tập luyện tại các câu lạc bộlại có bước tiến khá vững chắc. Hiện trong tỉnh có hàng trăm câu lạc bộ bóngbàn, thu hút rất nhiều người dân tham gia sinh hoạt, tập luyện.

Các câu lạc bộnày với mô hình tổ chức linh động, quy tụ nhiều thành viên có cùng đam mê nênban đầu số thành viên có hạn, song càng về sau số lượng càng đông, chất lượngchuyên môn của các tay vợt ngày càng được cải thiện. Ban chủ nhiệm các câu lạcbộ thường tổ chức các giải đấu nội bộ hoặc mời các câu lạc bộ của các địaphương khác đến thi đấu giao lưu, giúp cho phong trào thêm sôi động, khích lệcác tay vợt hăng say tập luyện.

Tiêu biểu cho các hoạt động này phải kể đến cáccâu lạc bộ Thanh Bình, Phát Diệm, Linh Phương, Bích Sơn, Nho Quan. Thậm chí câulạc bộ phường Thanh Bình (thành phố Ninh Bình) đã 5 lần tổ chức Giải bóng bànThanh Bình mở rộng, thu hút sự tham gia của nhiều tay vợt giỏi không chỉ trongphạm vi nội tỉnh mà cả ở nhiều tỉnh ngoài về tham dự. Câu lạc bộ Linh Phương(Tam Điệp) cũng nhiều lần tổ chức giải nội bộ và mở rộng thu hút nhiều tay vợttrong tỉnh tham gia. Các giải kể trên tuy chỉ do câu lạc bộ đứng ra tổ chứcnhưng chất lượng chuyên môn rất cao và sức hấp dẫn lớn. Chính từ các câu lạc bộnày đã đào tạo nên nhiều tay vợt trẻ, giỏi và có triển vọng phát triển lên đếntrình độ thi đấu chuyên nghiệp. Thông qua việc sinh hoạt, tập luyện thườngxuyên tại các câu lạc bộ, các hội viên vừa thỏa mãn sự đam mê yêu thích mônbóng bàn lại vừa có được trạng thái tinh thần vui vẻ, sức khỏe tốt. Điều nàygián tiếp mang lại lợi ích thiết thực cho mọi người trong công việc, học tập,lao động.

Nhiều câu lạc bộtừ chỗ ban đầu thuần túy là nơi tập luyện TDTT, rèn luyện sức khỏe, nhưng do sựnăng động từ phía Ban chủ nhiệm CLB, sự gắn bó mật thiết giữa các hội viên, dầndần đã trở thành ngôi nhà chung giữa các thành viên, nơi mọi người có thể chiasẻ tâm tư tình cảm, giúp đỡ hỗ trợ nhau lúc khó khăn. Cũng qua hoạt động thiđấu giao hữu, nhiều tay vợt có thêm những người bạn mới, những mối quan hệ mới,sự hiểu biết, chia sẻ rộng rãi hơn. Do đó có thể nói lợi ích của hình thức sinhhoạt câu lạc bộ bóng bàn nhiều khi đã vượt ra ngoài tầm mức một câu lạc bộ thểthao thông thường.

Có một điểm đángquý nữa là trong quá trình hoạt động của mình, các câu lạc bộ bóng bàn khôngchỉ mang lại lợi ích về sức khỏe, về tinh thần cho các hội viên mà còn có nhiêùnhững đóng góp tích cực cho phong trào của các địa phương. Cụ thể là tại nhiêùkỳ Giải bóng bàn Cup liên đoàn, Giải bóng bàn Cup Báo Ninh Bình, các câu lạc bộchính là nguồn cung cấp chính các vận động viên tham dự giải. Ngoài ra rấtnhiều hội viên trẻ đang còn là học sinh đã tham dự tích cực vào Hội khỏe PhùĐổng do ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Tại nhiều kỳ Đại hội TDTT cấp xã,huyện, tỉnh, nhiều tay vợt tại các câu lạc bộ cũng là những nhân tố chính củađội tuyển môn bóng bàn tranh tài tại đại hội. Nhiều tay vợt với sự ham mê tậpluyện, trình độ thi đấu tốt đã giành nhiều thành tích về cho các địa phương.

Thời gian quatrong quá trình nhiều địa phương thực hiện việc xây dựng nông thôn mới, tiêuchí về văn hóa cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để một địa phươngđược công nhận đạt hay không đạt trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Chínhhình thức sinh hoạt các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao đã góp phầnkhông nhỏ vào việc hoàn thành chỉ tiêu này. Trong đó có phần đóng góp tích cựccủa các câu lạc bộ bóng bàn. Qua việc sinh hoạt của các câu lạc bộ bóng bàncũng đã góp phần không nhỏ thu hút người dân, các thanh, thiếu niên hướng đếnnếp sinh hoạt khoa học, lành mạnh, tránh xa các tai, tệ nạn xã hội, góp phầnquan trọng vào các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư,xây dựng nông thôn mới. Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước có hạn, việccác câu lạc bộ bóng bàn bằng hình thức hoạt động tự nguyện, tự túc về kinh phínhưng lại mang lại nhiều lợi ích thiết thực về sức khỏe cho người dân như vâỵrất đáng ghi nhận và khuyến khích phát triển.

Đức Bá

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/sy-phat-trien-cua-phong-trao-bong-ban-nhin-tu-cac-cau-lac-bo-20200529080134796p11c39.htm